Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không, ảnh hương tới thai nhi như thế nào?

Chôm chôm một loại quả được rất nhiều người Việt yêu thích với vị ngon ngọt, hương thơm đặc trưng, đặc biệt cùi dày nhiều nước. Loại quả này là món tuyệt ngon vào trong những ngày hè. Có rất nhiều phụ nữ mang thai thường thắc mắc bà bầu ăn chôm chôm có tốt không, ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cùng VnShop tìm hiểu chi tiết thông tin về quả chôm chôm qua bài viết dưới đây!

Thành phần dinh dưỡng có trong chôm chôm

Theo một số nghiên cứu chỉ ra trong chôm chôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, Vitamin rất cần thiết với sức khỏe phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Một số lợi ích quả chôm chôm như:

Thành phần dinh dưỡng có trong chôm chôm

  • Trong đó chôm chôm được coi là loại quả chứa lượng Vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra với thành phần chất xơ cao, hàm lượng calo mức thấp rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tiêu hao năng lượng của cơ thể hiệu quả rất tốt cho người giảm cần, béo phì hay các chị em làm đẹp.
  • Mặc khác trong chôm chôm còn chứa lượng canxi, sắt, phốt pho giúp cải thiện và phát triển cho hệ xương khớp chắc khỏe rất tốt với người già người trong độ tuổi loãng xương.
  • Một số nghiên cứu chứng minh quả chôm chôm được biết tới với khả năng sát trùng, giúp kháng viêm và tránh khỏi nhiễm khuẩn, giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Còn đối với những bệnh nhân bị tim mạc sử dụng chôm chôm thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ hình thành bệnh mạch vành tim vô cùng nguy hiểm.
  • Đối với các chị em ăn chôm chôm hàng ngày bổ sung lượng Vitamin C, protein giúp nuôi dưỡng mái tóc da đầu. Đặc biệt tăng khả năng điều trị chứng rụng tóc, giúp giữ mái tóc đen và ngăn ngừa tình trạng bạc tóc.

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong chôm chôm:

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g chôm chôm Đơn vị Giá trị
Calo kcal 82
Lipid g 0.21
Chất xơ g 0.9
Cacbohydrat g 21
Canxi mg 22
Protein g 0.7
Sắt mg 0.4
Natri mg 11
Kali mg 42
Phốt pho mg 9
Kẽm mg 0.08
Magie mg 7
Vitamin A IU 3
Vitamin C mg 4.9
Vitamin B6 mg 0.02

Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không

Có một số mẹ đặt câu hỏi cho VnShop có hỏi về việc bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không theo một số bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ đối với phụ nữ mang thai ăn chôm chôm không những không gây hại mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không

  • Đối với những mẹ mang thai trong giai đoạn đầu thường sẽ bị nghén có buồn nôn,đôi khi chóng mặt nếu sử dụng chôm chôm sẽ bổ sung lượng sắt, Vitamin giúp mẹ làm giảm các tình trạng nghén, mệt mỏi hiệu quả.
  • Trong chôm chôm chừa hàm lượng các loại Vitamin cao cần thiết trong đó có Vitamin E giúp giảm mờ vết rạn da,hay ngăn ngừa mụn nhọt, trứng cá hay ngứa và lão hóa da rất hiệu quả
  • Mặt khác sử dụng chôm chôm ở mức cho phép giúp bà bầu hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, từ đó hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy khi mang thai.

? Lưu ý mặc dù chôm chôm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu nhưng hạn chế sử dụng cho phụ nữ đang bị đái tháo đường đường thai kỳ hay có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường. Tốt nhất nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tìm liều lượng phù hợp với cơ địa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn chôm chôm như thế nào là tốt nhất

Quả chôm chôm thông thường các mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc có thể dễ dàng chế biến các thức uống, mứt cực kỳ dễ dàng trong ngày hè oi nóng.

  • Chỉ cần bổ hạt rồi ép lấy nước hoặc thái hạt lựu và bỏ vào một chút nước đường, đá rồi thưởng thức uống có vị thơm ngon, dịu ngọt, thanh mát cơ thể rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Theo như lời khuyên chuyên gia dinh dưỡng bà bầu nên ăn chôm chôm sau bữa ăn chính tầm 1 tiếng vì lúc này khả năng hấp thu các Vitamin và dưỡng chất tối đa, tốt nhất.
  • Đối với từng cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ khác nhau nên số lượng sử dụng cũng thay đổi. Thông thường bác sĩ đưa ra lời khuyên mỗi phụ nữ mang thai chỉ nên ăn chôm chôm tầm 10 quả/ngày (tầm 200- 300g là hợp lý).
  • Ngoài ra bà bầu không nên ăn chôm chôm vào buổi tối hay lúc sắp ngủ gần vì lượng đường có trong trái cây này sẽ làm tăng đột biến mức năng lượng cảu cơ thể khiến mẹ tỉnh táo dẫn tới khó ngủ.

Một số chú ý khi sử dụng chôm chôm cho bà bầu

  • Trên thị trường hiện nay các mẹ có thể dễ dàng mua chôm chôm ở bất kỳ mọi nơi như ở cửa hàng, siêu thị hay ngoài chợ,… Vì thế cần mua ở những cửa hàng đảm bảo, có uy tín và trước khi ăn cần phải được rửa sạch và ngâm trong nước muối để khử sạch hết vi khuẩn hoặc những hóa chất tồn dư.
  • Bảo quản trái chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong khoảng 3 – 4 ngày. Đặc biệt phụ nữ có thai không sử dụng chôm chôm quá chín hoặc để quá lâu vì thường trong trái chôm chôm chín có nống độ cồn cao vì đã xảy ra hiện tượng lên men.
  • Một số mẹ bị tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao nên hạn chế sử dụng loại quả này trong khẩu phần thực đơn hàng ngày.
  • Không lạm dụng sử dụng quá nhiều cùng một lúc vì trong chôm chôm có chứa hàm lượng đường cao làm hàm lượng đường tăng cao ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất của mẹ và thai nhi.
  • Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ để được tư vấn sử dụng chôm chôm phù hợp và tốt nhất.

Cảm ơn các mẹ đã tham khảo bài viết bà bầu ăn chôm chôm có tốt không. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về việc ăn chôm chôm đúng cách, an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Đặc biệt các mẹ có thể tham khảo thêm một số bài viết khác có tại Vnshop: các loại rau củ quả tốt cho bà bầu, bà bầu ăn sầu riêng có tốt không, bà bầu mấy tháng được uống nước dừa …Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

https://tintuc.vnshop.vn/ba-bau-an-sau-rieng-co-tot-khong/

https://tintuc.vnshop.vn/ba-bau-may-thang-duoc-uong-nuoc-dua/

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…