Những lưu ý chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Hiện nay các mẹ thường đặt những câu hỏi xung quanh những vấn đề về việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng như thế nào để chống viêm nhiễm, nhiễm trùng giúp bé luôn luôn khỏe mạnh phát triển tốt nhất về sức khỏe. Cùng VnShop tìm hiểu thêm những lưu ý chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng qua bài viết sau đây

Thời gian rụng rốn cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lâu?

Thời gian rụng rốn cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lâu?

Đối với tùy từng cơ địa của mỗi trẻ và cách chăm sóc, vệ sinh của mỗi gia đình thời gian rụng rốn thường khác nhau. Thông thường thì rốn sẽ rụng trong khoảng từ 8 -10 ngày sau khi sinh cũng có lúc trẻ đến tuần thứ 2 mới rụng. Trong khoảng thời gian này bố mẹ cần chú ý kiểm tra y băng rốn thường xuyên đảm bảo luôn khô ráo. Đặc biệt tuyệt đối cần tránh nước và không bôi bất thuốc hay kem loại gì lên rốn cảu bé vì sẽ khiến rốn lâu rụng và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Một số biểu hiện nhiễm trùng rốn cần đặc biệt lưu ý

Một số biểu hiện nhiễm trùng rốn cần đặc biệt lưu ý

Nếu trẻ bị nhiễm trùng rốn, thường có những biểu như sau:

Xuất hiện mẩn đỏ, có mủ, có mùi hôi

Đây là biểu hiện thường dễ gặp đối với các trẻ nhỏ do bố mẹ chăm sóc không kỹ lưỡng, vệ sinh cho bé kém. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng rốn thường biểu hiện như bị sưng tấy, mẩn đỏ, trẻ khóc ré lên mỗi khi chạm phải, rốn luôn trong tình trạng bị ẩm ướt đặc biệt là có mùi hôi.

Đối với trường hợp này các ba mẹ thường cần chú ý vệ sinh cẩn thận cho vùng rốn của bé không tự ý bôi bất kỳ các loại thuốc nào cho bé cần cho bé đi khám bệnh viện để khám và điều trị nhanh chóng kịp thời tránh gây nguy hiểm thêm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Xuất hiện tình trạng chảy máu

Khi chăm sóc vệ sinh cho trẻ nhận thấy chân rốn bé bị chảy máu và kéo dài nhưng lượng máu ít. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, trường hợp này bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức vì nếu không được chữa trị sớm sẽ khiến rốn bé nhiễm trùng nặng hơn và dẫn đến hoại tử rốn.

Xuất hiện u hạt rốn

Một số trẻ sau khi rụng rốn thường xuất hiện những dịch vàng, đôi khi có hạt trắng hoặc vàng như hạt cơm trong rốn rất có thể đó là triệu chứng u hạt rốn. Khi trẻ xuất hiện những hiện tượng này bố mẹ không nên tự ý điều trị mà cần đưa bé đến ngay gặp bác sĩ uy tín để điều trị bằng phương pháp chấm bạc nitrat và  thắt cuống u hạt rốn

Thoát vị rốn

Sau khi trẻ rụng rốn, nếu được chăm sóc kỹ, cuống rốn trẻ sơ sinh teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín. Khi trẻ lên tới 1 tuổi, thoát vị rốn sẽ tự khỏi không gây biên chứng gì nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu trường hợp bắt buộc cần phải phẫu thuật thì tốt nhất nên điều khi ngoài 5 tuổi.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Việc cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là việc làm hàng ngày hết sức quan trọng vì đó có thể ảnh hưởng trức tiếp tới sức khỏe của các bé. Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc rốn như:

  • Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên lau khô người bé trước rồi mới dùng que gòn chấm nhẹ chân rốn trẻ để đảm bảo rốn luôn được khô ráo không bị ẩm ướt là nơi vi khuẩn có thể hình thành.
  • Tuyệt đối không nên băng kín rốn mà nên để rốn hở tự nhiên vì khi cuống rốn tiếp xúc với không khí sẽ giúp quá trình lành lặn nhanh hơn.
  • Đối với trẻ sau khi rụng rốn vẫn cần được chăm sóc, vệ sinh tốt và giữ khô thoáng. Mỗi ngày sau khi tắm ba mẹ cần làm sạch đáy rốn 1 – 2 lần bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn 70 độ hoặc cồn i-ốt sau đó cần băng bó lại cho đến khi rốn bé hoàn toàn liền sẹo. Cần lưu ý khi sử dụng tã cho bé cần kéo xuống gấp mép xuống dưới để rốn được thông thoáng. Đặc biệt quan trọng nhất về mùa hè cần vệ sinh thường xuyên tránh để tình trạng bị mồ hôi, bí hơi có thể mắc bệnh.
  • Khi trẻ bị mắc nhưng bệnh liên qua tới da tuyệt đối không được nghe và sử dụng tùy ý các loại thuốc không có chỉ thị cần cho bé đi khám ngay bác sỹ để điều trị hiệu quả và tốt nhất.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…

Comments are closed.