Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ

Chủ động phòng chống căn bệnh viêm não Nhật Bản bằng cách tiêm vắc xin được các cơ quan y tế khuyến cáo rất nhiều. Và lí do lớn nhất đó chính là căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nhưng những biến chứng mà viêm não Nhật Bản gây ra lại rất nghiêm trọng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ để có thêm những kiến thức bổ ích. Đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc tiêm phòng.


Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ

Khi đã đủ 12 tháng tuổi trở lên là bé đã có thể thực hiện tiêm phòng viêm não Nhật Bản. Bạn đọc có thể tham khảo phác đồ tiêm phòng sau:

  • Mũi 1: Khi trẻ đã đủ 12 tháng tuổi thì tiêm càng sớm càng tốt.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 từ 1 – 2 tuần.
  • Mũi 3: Tiêm cách mũi 1 khoảng 1 năm.
  • Cứ mỗi 3 năm bạn nên cho bé đi tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ được 15 tuổi. để đảm bảo phòng chống viêm não Nhật Bản tốt nhất.

Nhìn vào phác đồ này ta có thể thấy tiêm viêm não nhật bản mũi 2 cách mũi 1 tối đã bao lâu, tổng số bao nhiều mũi tiêm,… Đây là những thông tin quan trọng cho những thắc mắc của bạn đọc

Bộ Y tế có khuyến cáo tiêm đầy đủ 3 mũi có thể đạt được hiệu quả lên đến 90 – 95%. Bên cạnh đó, mẹ cần xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để cho bé tiêm chủng hiệu quả và chính xác nhất.

Ngoài lịch tiêm chủng viêm não Nhật Bản, bạn đọc có thể tham khảo thêm lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh chi tiết và đầy đủ tại đây.

https://tintuc.vnshop.vn/lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh/

Tại sao cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh truyền nhiễm qua trung gian muỗi đốt. Virus lây qua đường máu, trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Để phòng tránh một cách tốt nhất cha mẹ hoặc người lớn hãy cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

Biểu hiện của viêm não Nhật Bản ở trẻ là co giật, mê sảng, vật vã hoặc li bì, rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh. Ngay cả người trưởng thành sức khỏe tốt cũng khó có thể chống chịu lại tác hại của căn bệnh quái ác này.

Bệnh viêm não Nhật Bản khá thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Ty lệ tử vong của căn bệnh này lên đến 25 – 35%. Và mùa hè là giai đoạn cao điểm xảy ra dịch viêm não. Đây là mối lo lớn của các bậc phu huynh có con nhỏ.

Những biến chứng sớm của bệnh là viêm phế quản và viêm phổi. Ngay cả khi trong quá trình điều trị cũng có thể xảy ra biến chứng nặng như viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt ống thông dẫn lưu. Ngoài ra, người bị viêm não Nhật Bản có thể bị bại liệt hoặc liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, co giật, suy giảm khả năng phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần.

Những biến chứng muộn do viêm não Nhật Bản gây ra có thể là động kinh, khả năng nghe kém đi hoặc bị điếc, rối loạn thần kinh… Hoặc thậm chí là tử vong.

Chính vì vậy, cha mẹ hoặc người lớn hãy cho bé đi tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo của y tế. Cần phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm phòng là rất quan trọng.

Giá vắc xin viêm não Nhật Bản

Vacxin viêm não Nhật Bản nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng vậy nên cha mẹ hãy đưa bé đến trạm y tế của phường/xã để thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ. Các mũi tiêm nằm trong chương trình tiêm chủng đều hoàn toàn miễn phí. Khi đưa bé đi tiêm, các bậc phụ huynh chỉ cần đem theo sổ tiêm chủng để các bác sĩ tiện theo dõi.

Ngoài ra cũng có rất nhiều cơ sở tư nhân có thực hiện tiêm chủng dịch vụ. Cha mẹ quan tâm cần tìm hiểu thật kỹ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Giá vắc xin phòng viêm nào Nhật Bản dao động từ 170 nghìn đến 798 nghìn tùy liều lượng, tùy cơ sở khác nhau. Cha mẹ nên hỏi giá trước khi cho bé tiêm phòng. Và đây cũng là câu trả lời cho những thắc mắc tiêm ngừa viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền, tiêm viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền.

Có một số bé có thể nằm trong các trường hợp chống chỉ định tiêm viêm não Nhật Bản IMOJEV. Ví dụ như:

  • Trẻ có tiền sử bệnh dị ứng hoặc phản ứng với các thành phần trong vắc xin IMOJEV.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Cụ thể hơn, bạn đọc cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản

  • Xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi thoải mái nhưng vẫn cần đủ ấm khi cho bé đi tiêm phòng.
  • Cho bé ở lại cơ sở tiêm phòng tối thiểu 30 phút để được theo dõi phòng phản ứng phụ với vắc xin.
  • Tiếp tục theo dõi sát sao bé trong vòng 48h sau tiêm. Nếu có biểu hiện bất thường thì cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Vệ sinh cẩn thận cho bé để tránh bị nhiễm trùng tại vết tiêm.
  • Không đè lên vết tiêm của bé, không bôi bất cứ chất nào lên vết tiêm. Chú ý tư thế bế trẻ để không chèn ép lên vết tiêm.
  • Vệ sinh khu vực sinh sống sạch sẽ để hạn chế sự sinh sôi của các mầm bệnh.
  • Nên ngủ màn và đề phòng muỗi đốt.
  • Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi.

Trên đây Vnshop đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề lịch tiêm Lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy nếu có thiếu sót, Vnshop rất mong sẽ nhận được những góp ý tích cực của các bạn độc giả. Còn nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì hãy chia sẻ nó nhé.

Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…