Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh chi tiết và đầy đủ

Tiêm phòng là việc bắt buộc phải làm đối với mỗi trẻ sơ sinh. Việc tiêm phòng sẽ giúp các bé phòng tránh được một số căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, mẹ không nên chủ quan. Theo dõi thật sát sao lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Nắm rõ các mốc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, thời gian tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Tránh trường hợp quên lịch tiêm phòng hoặc lỡ lịch tiêm phòng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.


Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng tuổi

Sau đây là thời điểm tiêm phòng theo từng giai đoạn tuổi của bé mà Vnshop tổng hợp được. Các thông tin này để mẹ tham khảo thêm. Mẹ cần lắng nghe ý kiến của các bác sĩ chuyê khoa để có kiến thức chính xác nhất.

 

Trẻ sơ sinh mới chào đời

Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B (mũi 1): Thời điểm tiêm mũi này là trong vòng 24h kể từ thời điểm bé chào đời. Nếu trong trường hợp phải hoãn lại, không thể tiêm trong vòng 24h đầu thì cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh Lao: Đây là mũi tiêm cần thực hiện trong vòng 30 ngày tuổi đầu tiên của trẻ sơ sinh. Mẹ ghi nhớ và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để không quên nhé.

 

Trẻ 1 tháng tuổi

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2): Đây là mũi tiêm cần thiết nếu mẹ có mang virus viêm gan B. Còn nếu mẹ không mang virus viêm gan B thì vẫn cho bé tiêm khi đã được 2 tháng tuổi. Mũi 2 này sẽ được tích hợp vào vacxin 6 trong 1 hoặc vacxin 5 trong 1. Tùy vào lựa chọn của mẹ.

 

Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi

Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Virus Rota (liều 1): Virus Rota là chủng virus gây ra viêm dạ dày ruột cấp nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi gặp phải căn bệnh này, bé sẽ bị tiêu chảy mất nước nặng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới tử vong.

Cụ thể, theo thống kê của các tổ chức y tế, khi bị tiêu chảy do virus Rota, bé sẽ đi ngoài từ 10-20 lần/ngày, một số trường hợp nặng trẻ có thể đi ngoài trên 20 lần/ngày. Điều này khiến bé bị mất nước trầm trọng. Một số biểu hiện khi bị viêm da dày ruột do virus Rota ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như: bé đại tiện nhiều, phân ở dạng lỏng như nước, đồng thời sốt và nôn kéo dài từ 2-7 ngày. Đây là một loọa virus phổ biến và rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân bị nhiễm virus Rota là lây qua đường phân – miệng, tay – miệng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng bị lây nhiễm rất cao. Loại virus này được thải ra theo đường tiêu hoá ở trẻ nhiễm bệnh và tồn tại trong môi trường. Nó có thể bám vào bất cứ đâu. Trên da có thể là vài giờ và trên bề mặt rắn khoảng vài ngày.

Đây là loại virus rất nguy hiểm, dễ lây lan trong môi trường. Chính vì vậy, mẹ cần tiêm chủng phòng ngừa virus Rota cho bé đúng thời điểm và đúng liều lượng nhé.

Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1): Khi bé đã được hơn 6 tuần tuổi mẹ nên cho bé đi tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm màng não và viêm tai giữa do phế cầu. Vắc-xin Prevenar 13 là một trong những loại vắc-xin phòng ngừa các loại bệnh trên cho bé. Vắc-xin này được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Pfizer (Mỹ). Mẹ có thể tham khảo qua loại vắc-xin này.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2) và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 1): Khi trẻ được 2 tháng tuổi là thời điểm để tiêm phòng những bệnh kể trên. Mẹ có thể tham khảo vắc-xin 6 trong 1 để phòng ngữa. Vắc-xin 6 trong 1 thường nằm trong các chương trình tiêm chủng dịch vụ. Hoặc tham khảo thêm vắc-xin 5 trong 1, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đồng thời mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ xem có nên cho bé uống thêm vắc-xin phòng bại liệt liều 1 trong giai đoạn 2 tháng tuổi hay không.

 

Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Virus Rota (liều 2): Mẹ đừng quên cho bé uống liều 2 để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày cấp nặng do Virus Rota nhé.

Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2): Tiếp tục là một mũi nhắc lại trong giai đoạn từ 3 tháng tuổi. Độ quan trọng của mũi 1, mũi 2 hay thậm chí mũi 3 đều rất quan trọng. Mẹ không nên bỏ sót đợt tiêm phòng nào cho bé nhé.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 3) và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 2): Viêm gan B là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, lịch trình tiêm phòng đã được giới khoa học nghiên cứu kỹ càng. Thiếu bất kỳ mũi nào cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phòng chống bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta đều biết, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Ngoài ra tại giai đoạn từ 3 tháng tuổi, trẻ cần tiêm mũi 2 phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đồng thời là các bệnh viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản và đặc biệt là viêm phổi do Haemophilus influenzea.

Mẹ có thể tham khảo vắc-xin 6 trong 1 mũi 2 để tiêm phòng ngừa cho bé.

 

Trẻ từ 4 tháng tuổi

Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do virus Rota (liều 3 nếu sử dụng vắc-xin Rotateq của Mỹ): Nếu sử dụng vắc-xin Rotateq mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Thận trọng khi sử dụng những trẻ đang có bệnh viêm dạ dày ruột tiến triển tốt, tiêu chảy mạn tính hoặc chậm phát triển. Những trẻ có bệnh lý bẩm sinh như lồng ruột thì việc cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ phải được bác sĩ đánh giá.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xem có nên tạm dừng sử dụng vắc-xin Rotateq khi trẻ đang sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính hay không.
  • Trẻ có thể gặp phải tác dụng phụ là sốt, nôn, tiêu chảy khi sử dụng vắc-xin Rotateq.
  • Tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa.

Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3): Đây cũng là một mũi tiêm quan trọng nằm trong lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 4) và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 3): Mẹ có thể tham khảo giữa vắc-xin 6 trong 1 mũi 3 và vắc-xin 5 trong 1 kết hợp uống vắc-xin phòng bại liệt liều 3 trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

 

Trẻ từ 5 tháng tuổi

Nếu trẻ từ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi có sử dụng vắc-xin 5 trong 1 và uống phòng bại liệt theo chương trình tiêm chủng quốc gia tại trạm y tế phường hoặc xã thì nên tiêm 1 liều vắc-xin phòng bại liệt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có lời khuyên hữu ích nhất dành cho mẹ. Ý kiến này chỉ mang tính chất tham khảo.

 

Trẻ từ 6 tháng tuổi

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm (mũi 1): Để phòng ngừa bệnh cúm cho bé, mẹ nên tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi đầu tiên 1 tháng. Hằng năm mẹ cũng có thể cho bé đi tiêm phòng cúm.

Tiêm vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu B,C: Sau khi tiê mũi 1 thành công thì khoảng 2 tháng sau mẹ cần cho bé đi tiêm mũi 2 để có thể phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu B,C hiệu quả.

 

Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi hoặc vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella (MMR mũi 1): Những mũi tiêm phòng sởi hoặc vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella cho trẻ khá phức tạp. Cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản (Imojev): Tại giai đoạn này bé đã có thể tiêm phòng viêm não Nhật Bản. Tiêm mũi 2 cách mũi đầu tiên từ 1 đến 2 năm.

 

Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: nếu mẹ chưa cho bé tiêm Imojev ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi thì có thể chọn 1 trong 2 loại vắc-xin.

Vắc-xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về vấn đề tiêm vắc-xin Imojev trong lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Vắc-xin Jevax: Đây cũng là một loại vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng người lớn và trẻ em từ đủ 12 tháng tuổi trở lên. Sau khi tiêm mũi 1 thành công mẹ nên cho bé tiêm mũi 2 sau 1 – 2 tuần. Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 khoảng 1 năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu: Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh phỏng rạ do virus Varicella Zoster gây ra. Biểu hiện nổi bật nhất của bệnh này là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc. Bên cạnh đó người bệnh thường sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Khả năng lây nhiễm của bệnh thủy đậu khá cao từ người sang người. Người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn sau khoảng 2 tuần nếu được điều trị đúng cách và ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên nếu chủ quan thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm màng não, viêm phổi.

Căn bệnh này thường khó tái phát lần 2 vì cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên sự xâm nhập của virus Varicella Zoster là không thể tránh khỏi. Chúng sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh. Khi cơ thể yếu và hệ miễn dịch bị suy giảm thì chúng sẽ tái hoạt động gây bệnh zona.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan A (mũi 1): Phòng ngừa viêm A là rất quan trọng. Mẹ cần cho bé tiêm mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 – 12 tháng.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B và phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (vắc-xin 6 trong 1mũi 4): Khi bé được 18 tháng trở lên thì cần tiêm mũi này, nhưng phải hoàn thành trước khi bé tròn 2 tuổi.

Tiêm vắc-xin phòng thương hàn: có thể tiêm từ tròn 24 tháng, mũi 2 nhắc lại sau 3 năm.

Kiến thức về một số căn bệnh nguy hiểm

Mời bạn đọc tham khảo về một số căn bệnh nguy hiểm để thấy được tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

luu-y-lich-tiem-phong-cho-tre-so-sinh

Bệnh viêm màng não

Viêm màng não thường do vi khuẩn gây ra. Căn bệnh tuy hiếm gặp. Tuy nhiên nếu mắc thì có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tỉ lệ phụ nữ mang thai có mang trong mình vi khuẩn liên cầu nhóm B (đây là loại vi khuẩn gây nên bệnh viêm não ở trẻ) là 10% đến 30%. Vi khuẩn này có thể lây từ mẹ sang con dẫn đến viêm màng não trẻ sơ sinh.

Một số dấu hiệu của bệnh viêm màng não ở trẻ là: bú kém hoặc không ăn, quấy khóc, mệt mỏi, khó thở, thóp phồng, tiêu chảy, thân nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh. Viêm màng não có thể gây tử vong rất nhanh chóng. Vậy nên khi bé có một hoặc nhiều triệu chứng thì cần đưa bé ngay đến các cơ sở y tế uy tín.

Mẹ nên cho bé đi tiêm phòng viêm màng não vào thời điểm trong lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh tồn tại trong những vùng địa lý nhất định. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ 5-9 tuổi.

Ngay cả người lớn cũng có thể mắc viêm não Nhật Bản nếu chưa từng được tiêm phòng. nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khả năng dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân chiếm khoảng 30%. Nếu giữ lại được tính mạng thì vẫn có thể để lại di chứng nặng. Ví dụ như liệt, chậm phát triển tâm thần, co giật, động kinh. Nặng hơn thì có thể bị mất khả năng ngôn ngữ hoặc không nói được, mất trí nhớ. Ngoài ra còn những di chứng nguy hiểm khác nữa.

Ngoài việc tiêm phòng, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống. Vì bệnh này có thể lây qua một số côn trùng như muỗi. Dùng màn khi ngủ. Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ số lưỡng mũi.

Một số lưu ý mẹ nên ghi nhớ xung quanh vấn đề lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

  • Tham khảo chi tiết của các y bác sĩ chuyên khoa và có kinh nghiệm nhiều năm.
  • Hiện nay đã có những thông tin về lịch tiêm chủng mở rộng 2020, mẹ cần cập nhật những thông tin mới nhất để cho bé tiêm phòng đúng lịch.
  • Ngoài việc tiêm chủng tại các trạm y tế của phường, xã mẹ có thể tham khảo tiêm phòng dịch tại các cơ sở uy tín. Ví dụ như VNVC. Lịch tiêm chủng VNVC và bảng giá tiêm chủng VNVC rất đầy đủ và rõ ràng. Đây là một cơ sở khá uy tín và nhận được sự tín nhiệm của rất nhiều mẹ bỉm sữa. VNVC có rất nhiều cơ sở.
  • Để không quên bằng lịch tiêm chủng cho trẻ, mẹ hay ghi lại vào ghi chú hoặc đặt lịch nhắc nhở trong điện thoại.

Trên đây là những thông tin quan trọng mà Vnshop tổng hợp được để bạn đọc tham khảo. Hy vọng sẽ giúp mẹ có những kiến thức bổ ích để mẹ có thể chăm sóc bé tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã ủng hộ và quan tâm Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…