Trẻ sơ sinh bị ho sốt do đâu, chăm sóc như thế nào

Biến đổi khí hậu, môi trường ngày càng ô nhiễm,… và muôn vàn lí do khác khiến trẻ sơ sinh bị ho sốt và kèm theo rất nhiều triệu chứng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để trang bị thêm cho bản thân những kiến thức bổ ích. Góp phần chăm sóc bé yêu tốt hơn!

Ho gà

Tổng quan một số bệnh lý thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị ho sốt

Cảm lạnh cũng khiến trẻ sơ sinh bị ho sốt

Do sức đề kháng còn yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ bị cảm lạnh. Ở mức độ cảm lạnh nhẹ thì bé chỉ bị nghẹt mũi, ho khan. Nhưng nếu nặng hơn có thể chuyển sang ho có đờm và sốt nhẹ.

Cảm cúm

Thông thường thì cảm lạnh thường đi kèm với cảm cúm. Ngoài hiện tượng sốt nhẹ, bé thường hắt hơi và ho có đờm nhớt. Mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sớm chữa khỏi bệnh cho bé.

Viêm thanh khí phế quản

Đây là bệnh lý khá nghiêm trọng và là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phu huynh có con nhỏ. Căn bệnh về đường hô hấp này khiến trẻ sơ sinh bị ho, thở khò khè. Hơn nữa, bé cũng rất dễ bị sốt cao và thường là ban đêm. Đồng thời bé cũng thường quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi. Điều này khiến những người làm cha mẹ vô cùng xót xa cho bé yêu nhà mình.

Một số dấu hiệu khác cho thấy bé có thể bị viêm thanh khí phế quản là:

  • Thở yếu. Tiếng thở giống tiếng huýt sáo.
  • Da dẻ nhợt nhạt.
  • Có thể ho mạnh theo từng cơn ngắn.

Để chữa trị cho bé một cách an toàn và hiệu quả, cha mẹ nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi khá phức tạp. Cần phải xác định được rõ loại virus hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm thì mới có thể điều trị dứt điểm. Vậy nên khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm xanh hoặc vàng kèm theo sốt thì cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín.

trẻ sơ sinh viêm phổi

Ho gà

Nguyên nhân gây nên ho gà là do vi trùng Bordetella pertussis tấn công lớp niêm mạc đường thở, gây viêm trầm trọng, làm hẹp và đôi khi chặn đường thở của trẻ. Thời gian ủ bệnh là từ 6 – 20 ngày, giai đoạn ủ bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên khi bé có các biểu hiện sau thì cần được nhập viện càng sớm càng tốt:

  • Bé bắt đầu hắt hơi, chảy nước mũi, ho húng hắng và sốt nhẹ.
  • Sau khoảng 1 – 2 tuần thì bé ho thành đợt. Mỗi đợt gồm nhiều cơn ho với cường độ mạnh sau đó giảm dần.
  • Cuối mỗi cơn ho hoạc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, có tiếng rít như tiếng gà. Lưu ý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể khó phát hiện tiếng rít.
  • Khi ho xong bé thường thở yếu và nhanh, có thể nôn chớ.
  • Mí mắt trĩu nặng.

Ho gà có rất nhiều biến chứng nên không nên tự chữa trị tại nhà. Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau này của bé. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chi định của bác sĩ, cha mẹ nên hỗ trợ bé làm giảm các triệu chứng ho sốt mà không cần đến các sản phẩm hóa học. Nếu có thể hạn chế dùng thuốc thì cũng phần nào làm giảm “khối lượng công việc” cho gan. Đồng thời hạn chế phần nào đó tác dụng phụ của thuốc.

Cho trẻ bú sữa nhiều hơn lúc bình thường nếu có thể

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cách tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại chính là bú sữa mẹ. Sữa mẹ an toàn và tốt hay không thì còn phụ thuộc vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ.

Vậy nên mẹ cần chuẩn bị cẩn thận một thực đơn hợp lý để giúp bé khỏe mạnh. Và nếu mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì thì có thể tham khảo bài viết sau.

https://tintuc.vnshop.vn/tre-so-sinh-bi-ho-me-nen-an-gi/

Khi trẻ sơ sinh thỉnh thoảng bị ho nhưng chưa có thêm biểu hiện nào nghiêm trọng thì mẹ cũng nên cho bé bú sữa nhiều hơn.

Nâng cao đầu khi nằm

Việc này sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn, giải tỏa cơn nghẹt mũi và làm giảm cơn ho. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt quấy khóc hơn.

Sử dụng nước muối sinh lý

Trong rất nhiều bệnh lý, khi trẻ sơ sinh bị ho sốt thường kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp tiêu diệt tác nhân gây hại. Khi trẻ thoải mái hơn thì sẽ ăn nhiều hơn và ngủ nhiều hơn. Thời gian chữa bệnh ngắn lại.

Giữ độ ẩm không khí

Không nên để môi trường không khí xung quanh bé quá khô vì dễ gây kích ứng ho cho bé. Nhưng cũng không nên để quá ẩm ướt do môi trường ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho các loại vi-rút và vi khuẩn. Cha mẹ nên sử dụng máy làm ẩm không khí để tạo độ ẩm vừa phải trong phòng.

Trên đây là tổng quan những bệnh lý thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị ho sốt. Và một số biện pháp chăm sóc kết hợp với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng những thông tin mang tính tham khảo này có thể giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn trong những thời điểm khó khăn. Cảm ơn độc giả đã ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…