Với tình trạng thời tiết đang dần trở đông cùng với cường độ gió, mưa nhiều sẽ khiến cho các bé dễ bị mắc phải các triệu chứng như ho có đờm và sổ mũi. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên trong mùa đông, lạnh cha mẹ cần phải để ý và tìm hiểu những phương pháp phòng ngừa và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi. Cùng vnshop tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
Triệu chứng ho có đờm, kèm theo sổ mũi, tăng tiết dịch nhầy là cơ chế tự nhiên của cơ thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập từ môi trường. Mặc dù không đe dọa đến tính mạnh, nhưng tình trạng bé ho sổ mũi kéo dài gây ra không ít khó chịu cho trẻ. Những ảnh hưởng khác như vất vị giác, biếng ăn, khó ngủ,… sẽ khiến trẻ mệt mỏi nhanh chóng.
Nguyên nhân gây ho đờm chủ yếu do dị ứng thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột, hoặc do lây nhiễm virus qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhiều nhất vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và không khí khô hanh.
Triệu chứng thường phát nặng hơn khi về đêm, trẻ thở khò khè, tiếng thở lớn, chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Khi có những triệu chứng này, trẻ thường hay nôn trớ, đau họng, lười ăn, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi phải làm sao?
Đầu tiên các mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân để cái thiện chất lượng của sữa.
? Các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì
Ngoài ra khi trẻ có dấu hiệu ho có đờm là đứa trẻ đến gặp bác sĩ để chuẩn đoán bệnh chính xác, điệu trị hiệu quả. Bên cạnh đó còn có một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản các cha mẹ nên tham khảo :
Rửa mũi, giữ ấm cơ thể cho trẻ
Sổ mũi và ho dễ khiến trẻ bị ngạt mũi, nôn trớ, thậm chí có thể biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa. Do đó, mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp loãng đờm, long đờm, giúp làm ẩm niêm mạc mũi, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh mà không lo có tác dụng phụ. Trước khi nhỏ mũi, hãy hút sạch nước mũi để tránh nước mũi chảy ngược sâu vào trong khoang mũi, khiến trẻ viêm mũi nặng hơn.
Đồng thời bố mẹ cần chú ý không để trẻ bị nhiễm lạnh khiến tình trạng ho càng nặng thêm. Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là khi đi ra ngoài và vào ban đêm. Mẹ cũng có thể dùng tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp massage lòng bàn chân cho trẻ mỗi tối trước khi đi ngủ.
Vỗ rung long đờm cho trẻ
Phương pháp vỗ rung sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản dễ long hơn để thải ra ngoài.
Cách làm:
- Đặt trẻ nằm nghiêng, sau đó mẹ khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ. Lưu ý sức vỗ không quá mạnh, dùng lực cổ tay vỗ nhẹ, vỗ lần lượt từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng.
- Mỗi lần vỗ liên tục trong khoảng 3 phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay để móc nhẹ đờm ra cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn trẻ để trẻ tự khạc đờm.
- Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, khi trẻ chưa ăn sáng để tránh làm trẻ nôn trớ thức ăn. Hơn nữa, sau 1 đêm dài thường lượng lờm ứ đọng sẽ nhiều hơn. Trước khi vỗ rung, bố mẹ lưu ý hút đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ.
Cần bằng chế độ dinh dưỡng hiệu quả, hợp lý
Nếu trẻ đang bú mẹ, hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên vì bên cạnh các dưỡng chất, sữa mẹ còn có các kháng thể tự nhiên giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch. Hơn nữa, cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp làm loãng dịch đờm, long đờm dễ dàng hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước và ăn thêm các loại quả giàu vitamin C như cam, bưởi, chuối, táo, nho,…
Đối với trẻ lớn, nên cho trẻ ăn những món có nhiều nước, mềm, lỏng, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng như súp, cháo, sữa,… Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm bột – béo – đạm – vitamin và khoáng chất, phù hợp với khẩu vị của trẻ. Cần tránh cho trẻ ăn các món chiên xào, đồ cứng, đồ lạnh,…
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi đến bệnh viện ?
Nếu em bé của bạn dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi bác sĩ sớm nếu bệnh không đỡ do đây có thể trẻ không phải mắc cảm lạnh mà bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là nếu em bé bị sốt hoặc 1 trong các triệu chứng sau:
– Số lần thay tã giảm hơn so với bình thường.
– Có nhiệt độ cao hơn 38 độ C.
– Có triệu chứng bị đau tai hoặc khó chịu bất thường.
– Mắt đỏ hoặc có dịch tiết mắt màu vàng hoặc xanh.
– Khó thở.
– Bị ho dai dẳng.
– Có nước mũi dày, màu xanh lá cây trong nhiều ngày.
– Có những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác làm bạn lo lắng, chẳng hạn như tiếng khóc bất thường hoặc khóc không ngừng.
Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
– Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
– Ho đến nỗi gây nôn hoặc thay đổi màu da.
– Ho ra đờm có máu.
– Khó thở hoặc có triệu chứng xanh tím quanh môi hoặc đầu ngón tay.
Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng đã cung cấp được thêm nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ về cách điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi. Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và hẹn gặp lại các mẹ ở những bài viết tiếp theo.
https://tintuc.vnshop.vn/tre-so-sinh-bi-ho-me-nen-an-gi/