Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh một trong những cách tắm được các mẹ tin tưởng và lựa chọn. Nhưng các mẹ chưa chắc đã hiểu hết tác dụng và lợi ích đem lại cho bé. Cùng VnShop tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tác dụng cây ngải cứu
Theo một số nghiên cứu khoa học hiện đại đều cho thấy ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh vô cùng gần gũi với cuộc sống. Tên khoa học của loại rau này là Artemisia Vulgaris, có mùi nồng, vị hơi đắng với rất nhiều công dụng lợi ích cho đời sống và sức khỏe
Đối với đời sống
- Sử dụng ngải cứu giúp kiểm soát cơn đau đặc biệt rất hữu ích với người già, người bị đau xương khớp nhất là thời tiết chuyển mùa.
- Ngải cứu còn hộ trợ cải thiện hệ tiêu hóa sẽ giúp tăng sản xuất enzyme dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt kích thích ăn ngon tránh các trường đầy hơi, khó chịu.
- Đối với phụ nữ ăn ngải cứu ngải giúp thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt hoạt động, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau mỗi khi đến ngày
- Giúp vết thương mau lành, cầm máu tốt. Chỉ cần lá ngải cứu được rửa sạch, giã nát và thêm một chút muối đắp lên vết thương giúp cầm máu nhanh.
Đối với trẻ em
- Ngải cứu có thể để chữa ho cảm, cảm lạnh cho bé bằng cách nấu nước ngải cứu với lá bưởi hoặc lá chanh, lá quýt.
- Điều đặc biệt cũng một số sản phẩm được chiết xuất từ ngải cứu thường được dùng để làm trà hoặc làm thuốc mỡ để bôi da hoàn toàn tự nhiên và an toàn vì trong thành phần ngải cứu có chứa glucose, chlorophyll, axit malic, vitamin B và vitamin C, chống nhiễm khuẩn rất tốt.
- Từ xưa đến nay bà với mẹ sử dụng lá ngải cứu dùng để tắm cho bé giúp bé thoát mồ hôi và hết ho cảm nhanh nhất và tác dụng diệt khuẩn, giúp làm dịu da, các nốt mẩn đỏ do sốt phát ban rất an toàn cho da nhạy cảm của bé
Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh có tốt không
- Theo một số nghiên cứu Y học ngải cứu chứa thành phần đặc biệt giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm mà còn giúp các nốt mẩn đỏ trên da bé cũng giảm dần, đồng thời giảm đau để trẻ thoải mái, không quấy khóc.
- Một số mẹ từng mách nhau giúp bé giải cảm, phòng tránh cảm cúm cho trẻ trong mùa lạnh hiệu quả và giúp trẻ cảm giác ấm áp hơn khi tắm, thích hợp tắm cho trẻ trong mùa đông.
Cách tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh
Cách tắm bằng lá ngải cứu không hề khó cũng như không mất quá nhiều công sức, thời gian chuẩn bị
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu còn tươi, nhặt bỏ những lá bị hỏng, dập sau đó rửa sạch bằng nước đảm bảo vệ sinh. Sau đó thái nhỏ tầm đốt ngón tay tầm 2cm
- Chuẩn bị tầm 5 lít nước rồi cho lá ngải cứu thái nhỏ lên đi nhỏ lửa cho tới khi nước đun chuyển sang màu vàng.
- Các mẹ chuẩn bị thêm nước sạch được đun sôi sau đó chế thêm phần dung dịch nước đun lá ngải cứu thêm vài hạt muối vào hòa chung. Các mẹ cần chú ý nhiệt độ đủ ấm dành cho bé nhiệt độ nước tắm phù hợp là 35 – 38 độ C có thể tùy vào thời tiết nên tắm cho bé tầm trưa chiều tránh tắm tối và tắm nơi kín gió
- Dùng khăn xô thấm nước tắm lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Lau nhẹ nhàng ở khuôn mặt, sau đó vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên. Chú ý cần lau các vùng da ở hai nách, bẹn nhất là vị trí da bé bị xuất hiện mụn nhọt, rôm sảy gây ngứa khó chịu cho bé.
- Sau khi tắm bằng nước lá ngải cứu xong các mẹ chuẩn bị thêm ca nước sạch ấm để tắm tráng lại cho bé. Khi tắm tráng xong cần sử dụng khăn mềm, khô để lau đều cơ thể bé rồi mặc quần áo.
Một số chú ý khi tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý
- Với cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá ngải cứu các mẹ cần lưu ý chỉ nên thực hiện khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa, bệnh rôm, sẩy, nổi mẩn đỏ. Nếu trường hợp da trẻ bình thường thì sư dụng các cách tắm khác
- Lá ngải cứu thường mọc dại nơi ẩm ướt nên có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, côn trùng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới da của bé. Các mẹ cần chú ý mua những cửa hàng uy tín có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo.
- Để tắm cho bé các mẹ cần lựa chọn những lá ngải cứu còn tươi không tươi không bị héo, bị dập. Khi mua về cần rửa sạch, ngâm nước muối để vệ sinh lá an toàn đảm bảo
- Đối với mỗi trẻ có cấu tạo da khác nhau nên thử nghiệm xem phản ứng của da trẻ trước tầm 3 tiếng. Các mẹ có thể bôi nước tắm lên vùng da tay hoặc chân bé. Nếu con có dấu hiệu dị ứng các mẹ cần dừng ngay việc tắm bằng lá ngải cứu
- Chỉ nên tắm cho bé khoảng 1 – 2 lần/tuần không nên quá lạm dụng, cần chú ý đến nhiệt độ nước tắm sao cho phù hợp đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Giống như tắm các loại lá khác tuyệt đối các mẹ không tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá ngải cứu khi trên da bé có những dấu hiệu viêm da, sưng tấy, chảy mủ hay trầy xước vì khiến cho tình trạng của da trầm trọng hơn nên cho bé đi khám để nhận được tư vấn bác sĩ kịp thời nhất.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn cách tắm tốt cho bé.
Tắm lá ngải cứu cho bé rất đơn giản, tiện lợi cho các mẹ dễ áp dụng đặc biệt an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Ngoài ra Vnshop xin bật mí thêm cho các mẹ thêm một số cách tắm khác dành cho trẻ sơ sinh như lá chè xanh, mướp đắng, lá trầu không,…vô cùng hiệu quả. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
https://tintuc.vnshop.vn/tam-la-trau-khong-cho-tre-so-sinh/
https://tintuc.vnshop.vn/tam-la-che-xanh-cho-tre-so-sinh-co-thuc-su-tot/