Trẻ sơ sinh bị ho chữa như thế nào?

Việc trẻ bị ho, bị khan, thở khò khè khi ho có đờm..khiến bạn không thể ngủ yên? Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Do đó bạn cần biết bé ho ở đâu để có cách xử trí kịp thời. Bởi ở độ tuổi này, mẹ cần hạn chế sử dụng những loại thuốc kháng sinh cho trẻ. Tiếng ho của trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề liên quan. Trẻ sơ sinh ho như thế nào là bình thường và không bình thường, cho biết bé đang gặp một vấn đề với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

Tại sao trẻ sơ sinh bị ho?

 

1. Ho là gì?

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc tống xuất dị vật lọt vào đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường hô hấp, ho giúp đường hô hấp thông thoáng, tống xuất đờm, dịch mũi họng… ra ngoài. Có hai kiểu ho điển hình ở trẻ sơ sinh:

Ho khan: Ho khan xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Trẻ sơ sinh bị ho khan là do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản dưới sự thay đổi của nhiệt độ về chiều tối và ban đêm, đôi khi kèm theo triệu chứng thở khò khè.
Ho có đờm: Đây là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm nhầy có màu trắng hoặc xanh.

2. Tại sao trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi thường ít bị ho. nếu trẻ bị ho, đó có thể là do bé mắc phải một trong các nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ hít phải khói thuốc lá
  • Trong nhà có người hút thuốc lá
    Mẹ dùng than củi để xông sau khi sinh
  • Môi trường sống xung quanh quá nhiều khói bụi ô nhiễm
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, liên tục
  • Bé bị bệnh: viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng, ho gà ..
  • Bé bị sặc, hóc dị vật
  • Bé bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus – RSV)
  • Nhiều trẻ sơ sinh bị ho, khó thở có thể là do đường hô hấp dưới của bé tăng tiết dịch nhầy để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc dị vật nằm trong khí quản của bé.

3. Nhận biết trẻ sơ sinh bị ho và cách chữa ho cho trẻ

Việc mắc bệnh cảm lạnh hay cảm cúm thông thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ bị ho. Những dấu hiệu bé bị cảm lạnh thường đến như sau:

  • Nghẹt mũi
  • Biển hiện của việc viêm họng
  • Ho khan

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ của việc cảm lạnh, bé có thể có: ho có đờm nhớt, sốt nhẹ vào ban đêm.

Để điều trị bệnh cho bé, cần thực hiện những điều như sau:

Cho bé bú đầy đủ: có thể cho bé uống thêm chút nước. Việc bé bú đầy đủ có tác dụng làm loãng dịch đờm làm cho bé ho dễ dàng, tránh bị ho khan.

Không sử dụng thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh một cách tùy tiện: Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm lạnh. Các loại thuốc này gây những tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Giảm ho: Nếu các bé bị ho do nghẹt mũi để giảm cơn ho của bé, bạn có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi bé, dùng máy phun sương để tạo ẩm giúp bé dễ thở hơn. Nếu bé lớn hơn một tuổi, bạn có thể cho bé uống mật ong pha với nước ấm để làm loãng đờm.

Thuốc hạ sốt: bạn có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh nếu con sốt cao. Song nếu bé sốt cao hơn 38 độ C và có dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc… bạn nên đưa con đi khám ngay. Việc trẻ dưới 4 tháng tuổi bị sốt, thậm chí là sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

4. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh khí phế quản

  • Trẻ thở yếu
  • Ho từng cơ ngắn và tiếng ho khá lớn
  • Bé thở không đều, nghe giống tiếng ngáy và tiếng huýt sáo qua chân răng
  • Da bé tái xanh
  • Trong các trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ cố vận động quanh các cơ quanh mũi, cổ và cánh tay để dễ thở hơn.

Phương pháp điều trị ho cho bé

Trước tiên, bạn cố gắng làm dịu cơn ho của bé như ẵm bé ở tư thế vác vai rồi hãy vỗ nhẹ vào lưng bé. Sau đó hãy áp dụng một trong các phương pháp sau để giảm bớt tình trạng khó thở cho bé:

  • Ẵm bé ngồi trong phòng tắm, đóng cửa lại, mở vòi sen nóng để bé hít thở không khí nóng ẩm.
  • Nếu trời mát, không khí trong lành, bạn hãy đưa bé ra ngoài đi dạo, không khí ẩm, thoáng đãng để giúp bé dễ thở hơn.
  • Cho bé ở trong phòng có mở máy làm ẩm không khí

Tình trạng viêm tắc thanh quản ở trẻ sẽ giảm sau 3 đến 5 ngày . Nếu sau thời gian này bệnh của bé chưa thuyên giảm, bạn nên đưa con đi bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra khi bé sơ sinh bị cảm lạnh thông thường. Bé bị ho do viêm phổi thường có đờm xanh hoặc vàng.

Việc điều trị bệnh viêm phổi cho bé phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Do đó, bạn nên đưa bé đến bệnh viên để được chẩn đoán và điều trị, đặc biệt khi bé ho và kèm theo sốt. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra thường nguy hiểm hơn so với virus, phổ biến nhất là viêm phổi do vi khuẩn gây nên.

5. Trẻ sơ sinh bị ho và thở khó do viêm phế quản hoặc hen suyễn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ho và thở khò khè do viêm phế quản và hen suyễn thường xuất hiện say khi bé bị cảm lạnh, sổ mũi. Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ dưới 2 tuổi ít bị bệnh hen suyễn, trừ khi bé bị bệnh chàm và gia đình có người bị bệnh hen suyễn.

Đa phần các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới 1 tuổi là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Virus này gây bệnh cảm lạnh thông thường ở trẻ lớn hơn 3 tuổi nhưng nếu xâm nhập vào phổi của trẻ sơ sinh, nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị ho và thở khó do hen suyễn thường có các dấu hiệu như sau:

  • Bé có các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh và thở rất khó khăn
  • Bé có biệu hiện ngứa
  • Bé bị chảy nước mắt

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ thương gặp vào mùa thu, mùa đông và có thể kèm theo sốt nhẹ, ăn ít hoặc bỏ ăn. Bạn nên cho bé bú đủ, uống nước bổ sung và dùng máy phun sương để tạo độ ẩm cho bé dễ thở. nếu bé thở hơn 50 hơi thở/ phút, bé có nguy cơ cao bị suy hô hấp cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Đôi khi, điều trị tình trạng thở khó giúp bé dễ dàng hơn, bác sẽ cho bé sử dụng thuốc hen suyễn dù bé không bị bệnh này. Bếu bé bị ho dữ dội hoặc tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn thì nên đưa đi gặp bác sĩ ngay.

Nếu bé bị ho và thở khò khẹt do bệnh hen suyễn nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ xông albuterol. Để thực hiện, bạn cho albuterol vào máy xông khí dùng để chất lỏng thành khí. Cho trẻ đeo mặt nạ vào để bé có thể hít thuốc dễ dàng hơn.

Cách điều trị ho cho trẻ sơ sinh bằng quất hồng bì

Lượng tinh dầu được tìm thấy bên trong quất hồng bì chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kích thích hệ hô hấp, cải thiện tình trạng ho. Đồng thời giúp long đờm và tống lượng đờm ra khỏi cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó bên trong quất hồng bì là một lượng lớn vitamin C. Dưỡng chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và chống cảm cúm.

Nguyên liệu:

  • Quất hồng bì
  • Đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch, bạn dùng dao bổ đôi quất hồng bì
  • Cho lượng quất hồng bì đã bổ đôi vào một bình thủy tinh có nắp đậy
  • Thêm đường phèn vào bình. Bạn nên sắp xếp quất hồng bì và đường phèn trong bình thủy tinh bằng cách cho một lớp quất hồng bì vào bình, cho tiếp một lớp đường phèn. Thực hiện liên tục cho đến khi hết nguyên liệu
  • Đậy kín nắp và bảo quản tại những vị trí khô ráo, thoáng mát và không có ánh sáng mặt trời
  • Thực hiện ngâm quất hồng bì với đường phèn từ 3 – 7 ngày là có thể dùng được
  • Mỗi ngày bạn cho trẻ sử dụng 1 thìa quất hồng bì ngâm đường phèn
  • Sử dụng liên tục cho đến khi tình trạng ho của trẻ có dấu hiệu thuyên giảm.

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hấp đường phèn

Trong Đông y, lá hẹ mang trong mình tính ấm có tác dụng làm ấm cổ họng và cơ thể. Bên cạnh đó nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn cao, những dưỡng chất có trong lá hẹ mang tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, phòng ngừa và điều trị bệnh ho, cảm lạnh. Đồng thời giúp trẻ khắc phục tình trạng ngạt mũi thở khò khè.

Trị ho đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

 

Nguyên liệu:

  • 5 – 10 lá hẹ
  • Đường phèn với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Mang lá hẹ rửa sạch và để ráo nước
  • Thái lá hẹ thành từng khúc nhỏ và cho vào chén
  • Thêm lượng đường phèn thích hợp vào cùng
  • Cho chén hỗn hợp vào nồi và thực hiện hấp cách thủy
  • Sau 15 phút, tắt bếp và để nguội bớt
  • Cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 2 – 3 thìa
  • Sau vài ngày sử dụng lá hẹ hấp đường phèn, cơn ho của trẻ sẽ dịu ngay.

 

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…