Trẻ sơ sinh thường rất dễ mắc bệnh vì chức năng hệ miễn dịch ở các bé còn rất yếu, chỉ cần có một sự thay đổi bất thường ở thời tiết bé cũng dễ dàng bị ảnh hưởng. Đa phần các bé thường mắc các bệnh như sổ mũi, khò khè, ho khan,… Trong đó là trường hợp khó thở do đờm, các mẹ thường rất lo lắng vì không biết làm thế nào để con mau khỏi. Bài viết này sẽ giúp các mẹ tìm ra cách tiêu đờm hiệu quả, an toàn cho con.
1. Bé bị đờm là bệnh gì?
Đờm là chất nhầy tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và được đẩy xuống vòm họng đi ra ngoài, thông thường trẻ bị đờm khi xuất hiện cơn ho kéo dài có kèm theo tiết dịch, đờm nhớt trong cổ họng, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đau rát, nghẹt thở,… Thông thường triệu chứng này sẽ xuất hiện khi thời tiết có sự thay đổi bất thường, trong đó phổ biến nhất là ở những trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 12 tuổi. Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm bệnh sẽ có khả năng di căn sang các bệnh lý nguy hiểm khác như: viêm phổi, viêm amidan, lao,…
Ngoài ra trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện và rất dễ mắc bệnh, điều này cũng có nghĩa là khi bị bệnh, trẻ sẽ rất dễ rơi vào tình trạng ủ rũ, mệt mỏi và kiệt sức. Chính vì thế bố mẹ cần thường xuyên theo dõi những thay đổi bất thường ở trẻ, sau đó tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục và điều trị hiệu quả.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị tích đờm
Như đã biết đờm là một loại dịch tiết nằm trong đường hô hấp, nó làm cho virus, vi khuẩn bám vào. Và chỉ khi cơ thể trẻ phản xạ ho thì đờm mới được đẩy ra ngoài. Do đó, bố mẹ đừng quá lo lắng vì trẻ ho nhiều cũng chỉ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể trẻ để có thể làm sạch hệ hô hấp tránh trường hợp ngạt thở, khó thở, nghẹt mũi…
Và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm là do: nhạy cảm với thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột, chứng cảm lạnh, hen suyễn, ảnh hưởng của bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi…
Đối với triệu chứng này bố mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh ở con thông qua màu sắc đờm khi bé ho, chẳng hạn như:
Đờm có màu trắng đục là tình trạng bệnh mới ở giai đoạn đầu nên không quá nghiêm trọng
Đờm có màu vàng hoặc màu xanh thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh của bé đã khá nghiêm trọng, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, vì rất có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn phù phổi cấp hay thậm chí là viêm phổi.
Cho dù bất kỳ trường hợp nào thì bố mẹ cũng không nên chủ quan với bệnh tình ở còn dù là triệu chứng nhỏ nhất, vì khi bệnh của trẻ bước sang một giai đoạn mới sẽ rất khó chữa trị và sẽ mất thời gian khá lâu để trẻ phục hồi.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh
Thuốc tiêu đờm còn được gọi là thuốc loãng đờm hay thuốc tiêu dịch nhầy. Các loại thuốc này có tác dụng là làm tiêu các dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Nhờ đó, các chất đờm nhầy có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc qua hành động khạc đờm.
Các loại thuốc trong nhóm tiêu đờm gồm: acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine, eprazinon,… Thuốc tiêu đờm gồm thuốctiêu đờm đơn chất chỉ chứa thuần túy thuốc tiêu đờm như Bisolvon (chỉ chứa bromhexin), Acemuc (chỉ chứa acetylcystein), Mucosolvan (chỉ chứa ambroxol),… và thuốc trị ho phối hợp (trong thành phần có chứa sẵn thuốc long đờm như Atussin, Solmux Broncho,…).
Ngoài điều trị ho có đờm, thuốc tiêu đờm còn được sử dụng trong điều trị bệnh nhầy nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như viêm phế quản cấp hoặc mạn tính. Riêng acetylcystein còn được sử dụng làm thuốc giải độc cho các trường hợp sử dụng paracetamol quá liều. Còn bromhexin, ambroxol thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp đi kèm ho có đờm. Bromhexin làm tăng sự xâm nhập của một số loại kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản, tăng khả năng đáp ứng tốt với kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn.
4. Tác dụng phụ của thuốc tiêu đờm
- Thuốc dễ làm lỏng chất nhầy dạ dày, khiến dễ bị viêm loét dạ dày
- Thuốc tiêu đờm có thể khởi phát cơn đau thắt phế quản
- Tác dụng phụ khác của thuốc gồm: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, tăng men gan nhẹ, phát ban ở da, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều,…
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu đờm
Trẻ bị ho do có đờm có thể được chi định sử dụng thuốc tiêu đờm để làm đờm lỏng hơn, dễ dàng thoát từ phế quả ra ngoài. Để tránh các tác dụng phụ bất lợi, khi sử dụng thuốc cho trẻ các bậc phụ huynh cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Không dùng cho bệnh nhi bị viêm loét dạ dày vì tác dụng phụ của thuốc là gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày
- Không dùng hoặc thận trọng khi dùng cho người bệnh hen vì thuốc có thể gây co thắt phế quản với trẻ có cơ địa mẫn cảm.
- Chỉ nên áp dụng với những trường hợp trẻ đang ở giai đoạn đầu của bệnh
- Cần có theo dõi về hiệu quả của phương pháp đang áp dụng. Nếu thấy bệnh của trẻ có dấu hiệu cải thiện hãy kiên trì áp dụng để bệnh được điều trị dứt điểm, còn nếu thấy tình trạng vẫn không có dấu hiệu phục hồi hoặc bệnh có biến chứng tiêu cực thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời.
- Trong quá trình áp dụng các mẹo dân gian tiêu đờm cho trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, thịt gà …