Hướng dẫn cách đóng bỉm cho bé trai đúng cách

Đối với phụ nữ lần đầu làm mẹ việc đóng bỉm thay bỉm cho trẻ sơ sinh có lẽ sẽ gây khó khăn nhất định, đặc biệt là với các bé trai. Ngày hôm nay VnShop sẽ chia sẻ kinh nghiệm dành cho các phụ nữ lần đầu làm mẹ bằng những hướng dẫn chi tiết dạy cách thay bỉm cho bé dưới đây, chắc chắc việc thay bỉm cho trẻ chỉ còn là chuyện nhỏ. Cùng tham khảo nhé!

Thời điểm nào thì nên thay bỉm cho bé

Trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tuy nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy thay cho bỉm, từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm.
Khi mua bỉm hay tã giấy, lưu ý cân nặng của bé để mua bỉm/tã giấy phù hợp. Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để và bảo quản được lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.

Khi thay bỉm thì nên vệ sinh vùng kín cho bé

Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:
Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.
Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.
Ngoài ra, có thể chỉ dùng giấy ướt để lau phần bên ngoài và bên trong cho bé. Nếu trời lạnh nên làm ấm khăn ướt trước khi lau cho bé.

– Quy tắc vàng mà các bà mẹ nên nhớ đó là để chăm con được tốt hãy để đồ dùng của con bạn trong tầm tay. Vì khi chỉ có mình bạn với bé, bạn sẽ không thể nhờ ai lấy hộ cái này hay cái kia.
– Luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.
– Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi… Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.

– Hãy luôn cười và nói, hát cho bé nghe… Nên nhớ rằng bé đã có thể cảm nhận lời nói của bạn từ khi còn ở trong bụng. Do đó khi bạn trò chuyện với bé, hát cho bé nghe sẽ đánh thức được các giác quan của bé, giúp bé hoạt bát hơn.
– Để giữ gìn vệ sinh tốt, Bạn hãy chọn nơi kín gió và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé nhé!
– Bé trai và bé gái có khác nhau. Bố mẹ nên biết rằng ngay giữa lúc thay bỉm có thể bé sẽ quyết định “cho ra nốt những gì còn sót lại”. Bởi thế, nếu không muốn phải đi thay quần áo, bố mẹ nên đưa nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem.
Thời gian thay bỉm phụ thuộc độ “lành nghề” của bố mẹ. Nhưng cùng với sự tập luyện hàng ngày theo thời gian, bạn sẽ mất chưa đến 30 giây cho một lần thay.

Trẻ đóng bỉm thường xuyên có thể bị viêm tiết niệu

Bé Tin (3 tháng tuổi) được bố mẹ đưa đi khám vì bị sốt. Sau khi xét nghiệm máu và nước tiểu, bố mẹ bé bất ngờ khi bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Gia đình cho biết cháu bị sốt 3 ngày nay. Họ cực kỳ lo lắng vì đang trong thời điểm dịch cúm A/H1N1 và dịch sốt xuất huyết. Trước khi đến bệnh viện, bé Tin đã được bố mẹ đưa đến một phòng khám tư nhân. Sau khi loại bỏ các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp, vị bác sĩ này đã khuyên gia đình đưa bé đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm liên quan đến đường tiết niệu.

Tương tự, trên một diễn đàn trẻ thơ, nhiều bà mẹ trẻ đã bày tỏ sự ngỡ ngàng, không tin dù bác sĩ đã kết luận con bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Thậm chí có bà mẹ cầm đơn thuốc của bác sĩ kê, tần ngần đứng trước cửa hiệu thuốc rồi lại về tay không vì không thể tin nổi đứa trẻ vừa sinh chưa đầy tháng đã mắc bệnh này.

Theo các chuyên gia y tế, nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất hay gặp ở trẻ em, xếp hàng nguy hiểm thứ 3 sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nặng nề cho trẻ.

Hiện có 3 thể nhiễm khuẩn đường tiểu với các biểu hiện lâm sàng như: Viêm thận, bể thận hay nhiễm khuẩn đường tiểu trên; viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn đường tiểu dưới và nhiễm khuẩn đường tiểu không có triệu chứng.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…