Những điều mẹ nên biết khi nấu cháo bồ câu cho bé ăn dặm

Thịt chim bồ câu là loại thực phẩm bổ dưỡng không còn xa lạ gì với các bà mẹ hiện nay. Với thành phần bên trong thịt chứa các protein có lợi cho cơ thể, cùng với tỉ lệ tiêu hoá cao và ít chất béo rất phù hợp sử dụng cho các bé ăn dặm. Cùng vnshop tìm hiểu thêm về món cháo bồ câu cho bé ăn dặm ở bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu

Theo Đông Y, thịt chim bồ câu được xem là một trong những món ăn “thượng hạng” do sự đa dạng dinh dưỡng đứng đầu trong nhóm “thú – cầm – điểu”, có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein khoảng 24%, cao hơn hẳn so với các nhóm thịt khác như thịt thỏ, bò, lợn, cừu, gà, vịt và các loại thịt khác. Không chỉ có hàm lượng protein cao mà thịt chim bồ câu còn có khả năng tiêu hoá, hấp thụ rất tốt, cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể.

cháo bồ câu cho bé ăn dặm_3

Đặc biệt, trong thịt chim bồ câu chỉ chứa 0,3% hàm lượng chất béo, thấp hơn các loại thịt khác, rất thích hợp để nấu cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bé.

Ngoài ra, thịt chim bồ câu còn chứa các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé như canxi, sắt, đồng,… cùng với sự phong phú, đa dạng về các loại vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin E, vitamin B được đánh giá là nhiều hơn so với thịt gà, cá, bò, cừu.

cháo bồ câu cho bé ăn dặm_4

Hơn nữa, thịt chim bồ câu còn chứa một lượng lớn axit pantothenic, có khả năng hỗ trợ tốt cho việc ngăn ngừa rụng tóc, giảm thiểu các triệu chứng tóc bạc và hư hỏng tóc trước tuổi. Cùng với nó, trong thịt còn chứa giàu chất phospholipid giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong tế bào mô cũng như giúp làm trì hoãn lão hoá của các tế bào não và hệ thần kinh.

Khi nào nên nấu cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm

Đối với các bé từ 8 tháng tuổi trở xuống, mẹ nên hạn chế bổ sung các thực phẩm thịt vào trong thực đơn của bé, điều này giúp cho hệ tiêu hoá của bé có thể làm quen dần với các thực phẩm có độ đạm cao và cũng để làm bước khởi đầu cho bé làm quen dần với các loại thịt.

cháo bồ câu cho bé ăn dặm_2

Khi các bé đến độ tuổi 8 tháng, mẹ có thể bắt đầu bổ sung món cháo bồ câu cho bé ăn dặm kèm theo các loại rau củ khác giúp cho món cháo trở nên ngon miệng và không làm cho bé bị ngán.

Tuy nhiên mẹ vẫn nên áp dụng đúng nguyên tắc thử ít, để kiểm tra phản ứng của cơ thể bé. Có một số bé có thể bị dị ứng với thịt chim bồ câu do bẩm sinh và đặc biệt với những bé bị rối loạn tiêu hoá thì mẹ càng không nên bổ sung món này vào trong thực đơn.

Một số công thức nấu cháo bồ câu cho bé ăn dặm

Dưới đây, Vnshop xin được giới thiệu tới các mẹ một số công thức nấu cháo bồ câu cho bé ăn dặm:

Cháo bồ câu cho bé ăn dặm với đậu xanh và hạt sen

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 con bồ câu.
  • Gạo nếp.
  • Gạo tẻ.
  • Đậu xanh.
  • Hạt sen.
  • Gia vị: dầu olive, gia vị phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Hành khô, rau mùi.

cháo bồ câu cho bé ăn dặm_1

Cách chế biến: 

  • Trước hết là khâu sơ chế chim bồ câu. Khác với cách làm gà vịt, bạn chỉ cần làm chết con chim, chứ không cắt tiết, vì máu chim bồ câu không đáng kể và còn rất bổ dưỡng, tuy nhiên mẹ cũng có thể cắt tiết để làm trắng thịt, điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến hương vị vốn có trong thịt. Sau đó, trần qua nước sôi rồi vặt sạch lông hoặc mẹ có thể mua chim bồ câu đã được vặt lông sẵn được bày bán ở trong siêu thị hoặc ở ngoài chợ.
  • Bước tiếp theo, mẹ dùng que xiên qua thân chim bồ câu và bỏ lên bếp thui vàng. Rửa sạch, tiến hành mổ xẻ. Mẹ chỉ cần dùng kéo, cẩn thận mổ bụng chim, đem bỏ hết diều, phổi, lòng… chỉ giữ lại mề, tim, gan, trứng. Khi mổ phải mẹ nên chú ý thật cẩn thận để tránh làm bẩn thân chim, hạn chế phải rửa lại nhiều lần làm mất chất dinh dưỡng.
  • Tiếp đến, mẹ dùng dao sắc lọc phần thịt ở đùi, lườn đem băm nhỏ, ướp với chút nước mắm nếu bé đã dùng được nước mắm. Nhớ cắt bỏ chân chim để tránh món cháo bị hôi sau khi chế biến.
  • Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, hạt sen đem nhặt sạn, rửa sạch, cho vào nồi, bỏ thêm xương chim bồ câu và 1 lít nước sôi vào ninh nhừ trên lửa nhỏ.
  • Sau đó, Mẹ bắc chảo lên bếp, cho dầu olive vào đun nóng già, phi thơm hành khô, đổ thịt chim băm nhuyễn đã tẩm ướp vào xào đều tay đến lúc chín tới.
  • Khi cháo chín mềm, cho một nửa thịt chim vào hầm thêm 5 phút nữa, phần còn lại ăn kèm với cháo. Khi cháo đã nhừ thì cho hạt sen đã giã nhỏ vào nồi khuấy đều, bỏ chút rau mùi thái nhuyễn (nếu bé đã ăn được rau mùi). Múc cháo chim bồ câu ra để nguội bớt cho bé dùng.

Cháo bồ câu cho bé ăn dặm với cà rốt, đậu cô ve

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 con bồ câu.
  • Gạo tẻ.
  • Nửa củ cà rốt.
  • 5-6 cọng đậu cô ve.
  • Hành khô, rau mùi.
  • Dầu ăn, gia vị phù hợp theo độ tuổi của bé.

cháo bồ câu cho bé ăn dặm_5

Cách chế biến:

  • Sơ chế chim bồ câu, sau khi sơ chế sạch sẽ, cắt bỏ chân, lọc lấy phần thịt nạc băm nhỏ, còn xương cho vào nồi hầm với 1000ml để lấy nước dùng nấu cháo.
  • Gạo tẻ nhặt sạn, đem vo sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng đồng hồ để món cháo mềm và thơm hơn. Sau đó vớt gạo ra rổ, để ráo, cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa với 500ml nước cho đến khi gạo nở chín mềm.
  • Cà rốt, đậu cô ve rửa sạch, để ráo nước, thái hạt lựu.
  • Mẹ cho hành khô vào chảo phi thơm với dầu ăn, đổ thịt bồ câu vào xào cho đến khi chín mềm, nêm nếm chút nước mắm nếu bé đã dùng được nước mắm.
  • Lúc cháo chín mềm, đổ nước dùng hầm từ xương bồ câu vào hầm tiếp cùng phần rau củ đã sơ chế khoảng 10 phút.
  • Tiếp tục đổ thịt chim bồ câu đã xào vào đun thêm khoảng 5 phút cho đến khi cháo đặc sánh là có thể cho bé thưởng thức cùng chút rau thơm cho ngon mắt (nếu tuổi của bé đã dùng được rau thơm).
  • Món cháo bồ câu này mẹ nên cho bé dùng lúc còn ấm nóng, không để nguội cháo sẽ có mùi tanh và mất vị ngon ngọt. Ngoài ra, đối với những trẻ có cơ địa không bị dị ứng với nấm, các mẹ có thể cho thêm nấm vào cháo, tăng độ thơm ngon cho món cháo chim bồ câu , lại vừa tăng cường dinh dưỡng cho bé.

Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng đã đem đến cho các mẹ thêm nhiều thông tin hữu ích về món cháo bồ câu cho bé ăn dặm.  Các mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn cho bé ăn dặm của Vnshop.  Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại các mẹ ở các bài viết tiếp theo.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…