Cách chế biến táo cho bé ăn dặm thế nào là tốt nhất

Táo là loại trái cây rất thân thuộc và bổ dưỡng cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy mà khá nhiều bà mẹ băn khoăn không biết cách chế biến táo cho bé ăn dặm thế nào là tốt nhất. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin xung quanh trái táo cho các mẹ.

Lợi ích của táoTìm hiểu chung về thành phần dinh dưỡng của táo

Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, một trái táo có trọng lượng trung bình khoảng 186 gam có thành phần như sau:

  • 25 gam Carbonhydrate.
  • 4 gam chất xơ.
  • 14% vitamin C (lượng tiêu thụ hàng ngày khuyến nghị, còn gọi là RDI).
  • 6% Kali RDI
  • 5% vitamin K RDI
  • 2% Mangan.
  • 4% Đồng.

Ngoài ra trong táo còn có chứa vitamin A, E, B1, B2, B6 và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Cứ 100 gam táo thì cung cấp cho người sử dụng khoảng 52 calo.

Lợi ích của táo đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh

Tránh táo bón và phòng tiêu chảy

Trong táo có chứa hai loại chất xơ là không hòa tan và hòa tan. Nghe đối nghịch nhau nhưng cả hai đều giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa, tăng cường chức năng của đường ruột rất tốt. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn có tác dụng giúp bé đi tiêu đều đặn hơn.

Tốt cho hệ tim mạch

Không những có thể hỗ trợ tốt cho đường ruột, chất xơ hòa tan pectin còn có chức năng làm giảm lượng cholesterol không tốt cho cơ thể. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.

Bảo vệ hệ thần kinh

Trong táo có một chất oxy hóa gọi là quercetin. Chất này có khả năng đặc biệt là bảo vệ các tế bào não khỏi bị hư hại, phòng tránh các bệnh liên quan đến thần kinh.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Thông qua thành phần dinh dưỡng, ta có thể thấy trong táo chứa lượng vitamin C tương đối ổn định. Điều này góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, hỗ trợ bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài.

Khi nào thì nên cho bé ăn táo nghiền

Táo nghiền nói riêng và các loại trái cây khác nói chung, rất phù hợp dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Cha mẹ chỉ cần cắt nhỏ với kích thước vừa phải để bé có thể nuốt được đối với những loại trái cây mềm. Còn đối với những loại quả cứng, thì nên xay hoặc nghiền để có thể dễ dàng đưa vào cơ thể bé. Đó cũng là một trong những phương pháp được nhiều bà mẹ áp dụng.

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm có trái cây nghiền

Trái cây rất tốt cho trẻ nhưng cha mẹ cũng nên tham khảo một số lưu ý sau để chăm sóc bé tốt nhất:

  • Những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên rất phù hợp với một số trái cây như táo, bơ, chuối, thanh long,… Tuy nhiên, cha mẹ chưa nên cho bé ăn các loại trái cây như cam, nho, dâu tây, dứa,… Những trái cây này nên được sử dụng khi bé được 12 tháng tuổi trở lên.
  • Cha mẹ nên cho bé ăn trái cây nghiền với mật độ 3 ngày 1 bữa để kiểm tra phản ứng của trẻ. Nếu bé ăn tốt thì có thể bổ sung xen kẽ vào các bữa ăn cho bé.
  • Đối với bé từ 6 tháng tuổi chỉ nên cung cấp khoảng 60 gam trái cây nghiền một ngày. Còn đối với bé từ 12 tháng tuổi thì có thể tăng lên 100 gam mỗi ngày.
  • Buổi chiều là thời điểm tốt nhất để bé ăn trái cây nghiền. Cách bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ.
  • Cha mẹ đừng quên loại bỏ hạt đối với một số trái cây.
  • Nếu muốn cho bé ăn loại trái cây cứng thì bắt buộc phải xay hoặc nghiền thật kỹ.
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có sự bổ sung hợp lý cho bữa ăn của bé.

Hướng dẫn chọn mua táo

Những trái táo ngon và tốt nhất thường có vỏ căng đều, sờ không thấy mềm, không có vết bầm hay vết lõm. Cha mẹ chỉ nên tin mua ở các cửa hàng uy tín để có thể mua được táo sạch, không có thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản.

Hướng dẫn chọn táoCách chế biến táo cho bé ăn dặm

Đầu tiên, cha mẹ cần rửa táo với hỗn hợp nước và dấm trắng theo tỷ lệ 3 nước : 1 dấm. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại đối với sức khỏe của bé.

Sau khi rửa táo với hỗn hợp trên thì cần rửa kỹ lại một lần nữa với nước cho sạch hẳn. Đồng thời rửa trôi dấm trên táo.

Tiếp theo, là gọt bỏ vỏ và bổ đôi. Loại bỏ hạt táo và phần cứng ở chính giữa quả táo. Cắt táo thành những khoanh nhỏ.

Chuẩn bị một nồi nước rồi cho táo vào. Sau đó bắt đầu đun. Đến khi nước sôi thì chỉ cần tiếp tục đun dưới ngọn lửa nhỏ để cho táo mềm ra. Lưu ý là cha mẹ chỉ nên nấu táo tối đa 10 phút để tránh làm bay hơi hoặc làm mất các chất dinh dưỡng.

Khi thấy táo mềm, các mẹ vớt ra một cái rổ rồi xả ngay nước lạnh và giữ lại nước nấu. TUYỆT ĐỐI không được sử dụng nước chưa đun sôi. Cha mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguổi xối qua để đảm bảo an toàn cho bé. Việc làm này giúp táo sẵn lại, không bị nhão quá.

Chuẩn bị một máy xay để xay táo đến khi thật nhuyễn. Dùng luôn nước nấu táo để cho vào máy xay, giúp làm loãng hỗn hợp.

Táo xay nhuyễn

Cha mẹ có thể cho bé ăn kết hợp táo xay nhuyễn với một số thực phẩm như sữa chua, carrot, chuối,… để bé không bị nhàm chán và cung cấp thêm dinh dưỡng.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ có những kiến thức bổ ích để chăm sóc bé yêu nhà mình tốt hơn!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…