Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp

Tuy chỉ là một loại ngũ cốc và có cấu tạo gần giống với gạo tẻ nhưng nhiều ý kiến cho rằng sau sinh mổ ăn đồ nếp có thể bị ngứa quanh vùng vết mổ và tạo sẹo lồi. Ý kiến này có thức sự đúng không. Và nếu đúng thì sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.


Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp

Thực chất ý kiến sau sinh mổ không nên ăn gạo nếp ngay là hoàn toàn đúng. Sau khi “vượt cạn” thành công, một số bác sĩ có thể sẽ đưa ra là khuyên rằng nên kiêng đồ nếp.

Đồ nếp là thực phẩm có tính ấm, dẻo khiến vết mổ sẽ sưng phồng lên đồng thời xuất hiện các vết mủ. Bên cạnh đó, bản chất của nếp là dính nên ăn vào khó tiêu. Mẹ sau sinh sức khỏe yếu nên ăn thực phẩm dễ tiêu. Thêm vào đó, gạo nếp còn có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng dẫn tới khiến vết thương lâu lành.

Ngoài ra, những người bị nhiệt, đàm nhiệt, sốt, ho khạc hoặc chướng bụng cũng nên tránh đồ nếp.

Tuy có mặt hại nhưng cũng có những mặt lợi. Ví dụ như cung cấp sắt. Vậy nên khi vết mổ đã lành hoàn toàn thì mẹ cũng nên bổ sung đồ nếp vào thực đơn.

sinh-mo-bao-lau-thi-an-duoc-do-nep

Một số món ăn bổ dưỡng với gạo nếp

Từ gạo nếp, chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau. Gạo nếp vừa giúp mẹ hồi phục sức khỏe, vừa tăng chất lượng sữa mẹ.

Cháo hạt sen nấu với móng giò

Nhắc đến gạo nếp chắc chắn không thể không nhắc đến cháo. Cụ thể Vnshop muốn chia sẻ tới độc giả món cháo hạt sen nấu với móng giò. Trong đó, hạt sen sẽ giúp mẹ sau sinh mổ dễ ngủ hơn và móng giò sẽ giúp sữa mẹ về nhiều hơn.

Nguyên liệu:

  • 80 gam gạo tẻ
  • 20 gam gạo nếp
  • 1 chiếc móng heo
  • Hạt sen khô
  • Gia vị cơ bản

Cách làm:

  1. Mẹ lưu ý cần làm móng heo thật sạch sau đó đem luộc qua. Gạn bỏ nước luộc.
  2. Làm sạch hạt sen trước khi đem nấu.
  3. Gạo cũng cần vo sạch.
  4. Cho móng heo, hạt sen, gạo tẻ vào nồi ninh nhừ.
  5. Hạt sen dùng muôi hoặc thìa nghiền, tán nhuyễn.
  6. Nêm thêm gia vị cho vừa.
  7. Cho thêm hành lá vào rồi đảo đều và tắt bếp.

Cháo hạt sen nấu với móng giò không chỉ tốt đối với bà bầu mà cả mẹ sau sinh cũng nên ăn món ăn này. Tuy nhiên, Vnshop lưu ý lại một lần nữa là chỉ nên ăn gạo nếp khi vết mổ lành hoàn toàn.

Xôi xoài chuẩn Thái Lan

Chắc chắn đây sẽ là món ăn rất hấp dẫn dành cho những mẹ sau sinh mổ khoảng 5 tháng. Vì lúc này vết mổ của mẹ có thể đã lành hoàn toàn và sức khỏe của mẹ sau sinh cũng đã ổn định hơn rất nhiều.

de-mo-bao-lau-thi-an-duoc-nep

Nguyên liệu

  • 500 gam gạo nếp.
  • 450ml nước cốt dừa.
  • 200g đường cát.
  • 1 thìa cà phê muối biển.
  • 2 cọng lá dứa.
  • 400 ml nước.
  • 3 quả xoài chín.
  • 1 thìa canh hạt mè rang.

Các bước làm

  1. Sơ chế các nguyên liệu:
    • Gạo nếp thì vo sạch sau đó để ráo nước.
    • Lá dứa cần được rửa sạch.
    • Xoài cũng cần được rửa sạch là loại bỏ vỏ.
  2. Bắc nồi lên bếp sau đó cho vào nổi 300ml nước cốt dừa, 5 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối biển và 1 cọng lá dứa vào nồi đun nhỏ lửa. Khuấy đều để các nguyện liệu hòa tan vào nhau. Khi hỗn hợp hơi sệt lại thì tắt lửa, gắp lá dứa ra và để nguội.
  3. Chuẩn bị 1 nồi khác đặt lên bếp. Sau đó cho gạo nếp và nước vào và bắt đầu nấu trên ngọn lửa vừa. Đến khi sối thì hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi xôi chín. Trong suốt quá trình nấu cần khuấy đều để gạo nếp không bị dính vào đáy nồi.
  4. Tiếp đó, cho 150ml nước cốt dừa, phần đường còn lại và chiếc lá dứa còn lại vào một nồi nhỏ đun sôi khoảng 5 phút cho đường tan hẳn thì hạ nhỏ lửa đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp, gắp lá dứa ra.
  5. Khi xôi đã chín mềm rót hỗn hợp nước cốt dừa ở bước 4 vào, trộn đều sau đó đậy nắp vung lại, nấu thêm khoảng 10 phút nữa là được.
  6. Thưởng thức món ăn với xoài chín, nước cốt dừa rưới lên, hạt mè rắc đều.

Bạn đọc có thể thay đổi lượng gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của mình.

Một số lưu ý

  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về lượng thực phẩm nên ăn trong một tuần hoặc tháng.
  • Trong 3 – 4 tháng đầu mẹ chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Nếu những món thịt với dầu mỡ gây ngấy thì mẹ có thể tham khảo các loại nước ép tốt cho cả phụ nữ đang mang thai và phụ nữ sau sinh.

sin-mo-bao-lau-thi-an-duoc-banh-chung

Trên đây là những thông tin mà Vnshop muốn chia sẻ tới độc giả về vấn đề Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu trong bài còn điều gì chưa đúng, Vnshop rất mong sẽ nhận được những góp ý tích cực. Còn nếu bạn thấy nó bổ ích thì đừng quên chia sẻ nhé.

Đồng thời những thắc mắc như sinh mổ bao lâu thì ăn được bánh chưng, sau sinh thường bao lâu thì an được đồ nếp, đẻ mổ bao lâu thì ăn được nếp, sinh mổ bao lâu thì ăn được bánh chưng,… của nhiều mẹ sau sinh có thể được giải đáp.

Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…