Chất lượng sữa mẹ có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các món ăn mà mẹ ăn hàng ngày. Chính vì lí do này mà nhiều phụ nữ sau sinh thường hay lo lắng. Nhất là những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Có nên ăn cái này không, ăn cái kia có tốt cho bé không. Hiểu được tâm lý này của chị em mới có con, Vnshop đã tổng hợp được và giải đáp những điều được các mẹ sau sinh mổ hỏi nhiều nhất. Mời bạn đọc tham khảo.
Sinh mổ ăn khoai lang được không
Mẹ hoàn toàn có thể ăn khoai lang sau sinh mổ. Trong thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, D, E có lợi cho sản phụ, tăng tiết sữa, tăng chất đề kháng trong sữa. Thêm vào đó là beta – carotene có lợi cho tiêu hóa.
Cơ chế hoạt động của chất đường trong khoai lang cũng rất tốt cho phụ nữ sau sinh mổ. Vì nó có khả năng thẩm thấu vào máu, cân bằng đường huyết, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy mà khoai lang rất có ích trong quá trình hồi phục sau sinh.
Có 2 loại khoai lang rất tốt cho mẹ sau sinh mổ là: khoai lang vàng đỏ và khoai lang tím. Nếu như khoai lang đỏ là thực phẩm hỗ trợ chữa viêm tuyến vú và giúp sáng mắt. Thì khoai lang tím giúp vết mổ lành nhanh hơn. Từ đó hạn chế nhiều bệnh tật như viêm nhiễm.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều. Khoai lang chỉ nên được bổ sung vào một số bữa phụ. Ăn kết hợp các thức ăn khác nữa là điều rất quan trọng. Một lưu ý cho mẹ là ăn quá nhiều có thể dẫn tới nóng ruột, ợ chua, đầy hơi, trướng bụng.
Khi mua nên chọn củ có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng. Không ăn khoai lang đã mọc mầm, vỏ xanh, có thể chứa nhiều chất độc, có hại cho sức khỏe.
Trước khi luộc cần rửa thật kỹ và sạch. Mẹ nên ăn cả vỏ do trong vỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Sinh mổ ăn chuối được không
Chuối chính là một trong những thực phẩm được bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong thời gian mẹ ở cữ. Khoa học đã chứng minh được rằng:
- Chuối cung cấp sắt, xenlulozo và các vitamin nhóm B. Các chất dinh dưỡng này giúp cơ để tạo các tế bào hồng cầu, bù lại lượng máu bị thiếu hụt trong cơ thể của mẹ. Nhất là đối với những mẹ đẻ mổ.
- Làm giảm táo bón và hỗ trợ hạn chế sự tăng lên của cân nặng.
- Ăn chuối để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Đồng thời giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Mẹ nên thêm chuối vào một số bữa ăn phụ hàng ngày. Ngoài bổ sung dinh dưỡng, chuối sẽ giúp mẹ ăn ngon hơn.
Khi chọn chuối mẹ nên tránh những quả đã bị dập nát và nhũn. Hoặc mẹ cũng có thể chọn mua chuối xanh để dần đến khi chín. Nên chọn chuối có màu xanh sậm, quả căng bóng cong đều, nếu có lốm đốm chỗ chuyển sang vàng nhẹ thì càng ngon.
Sinh mổ có được ăn thịt bò không
Nhiều mẹ lo lắng rằng ăn thịt bò sau đẻ mổ có thể để lại sẹo. Thậm chí là để lại sẹo lồi, thâm và ngứa. Tuy nhiên, ý kiến này hoàn toàn không đúng. Phụ nữ sau sinh vẫn ăn được thịt bò.
Protein, vitamin và muối khoáng đều là những dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ sau sinh. Và thịt bò đều chứa hàm lượng cao các chất đó. Bên cạnh đó, thịt bò còn cung cấp sắt, vitamin B12 rất tốt cho máu. Ngoài ra, thịt bò cũng giúp mẹ dễ về sữa, cơ thể dẻo dai và linh hoạt hơn.
Sẹo lồi hay không còn tùy cơ địa của từng người. Mẹ không nên kiêng khem quá có thể dẫn đến thiếu chất. Lưu ý khi ăn thịt bò là không nên ăn kèm với hải sản vì có thể dẫn đến thừa đam, đầy bụng và khó tiêu.
Bên cạnh đó, thịt bò cũng không nên xuất hiện quá nhiều trong thực đơn. Vì thịt bò chứa nhiều cholesterol nên dễ gây thừa cân, béo phì hoặc gan nhiễm mỡ. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Sinh mổ có được ăn thịt gà không
Thịt gà, đặc biệt là da gà, là thực phẩm có thể khiến vết mổ để lại sẹo. Đồng thời có thể gây ngứa và tạo nên sẹo lồi. Việc này có thể ảnh hưởng đến
Tuy nhiên, thịt gà lại là một trong những thực phẩm rất lợi sữa và giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Do trong thịt gà chứa nhiều vitamin và chất béo.
Chính vì vậy để đảm bảo vết sẹo do sinh mổ không bị lồi, ngứa thì sau sinh khoảng 3 tháng mẹ mới nên bắt đầu ăn thịt gà. Mẹ có thể ăn thêm một số thực phẩm như móng giò hầm, thịt bò,… Và một số loại nước uống lợi sữa như nước gạo lứt, sữa đậu nành, chè đậu đỏ,…
Sinh mổ ăn trứng gà được không
Trứng gà rất tốt nhưng phụ nữ sau sinh mổ chỉ nên ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng. Lí do là lòng trắng cũng có khả năng làm cho sẹo lồi và ngứa như thịt gà.
Tuy nhiên, trứng cung cấp cho mẹ một dưỡng chất gọi là choline. Choline rất quan trọng đối với nhiều chức năng cơ thể. Bên cạnh đó, Trứng cũng là một kho chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể để hoạt động thiết yếu.
Trong trứng gà có chứa protein, vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, choline, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3,… Những chất này cũng sẽ có những tác động nhất định đến chất lượng sữa mẹ. Và giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Để cho chắc chắn thì sau khoảng 3 – 4 tháng mẹ nên ăn trứng gà. Tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng. Vì ăn trứng vào buổi sáng có thể giúp các mẹ có thêm năng lượng và cũng dễ tiêu hơn.
Lưu ý: mẹ chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng 1 ngày. Tuyệt đối không được ăn trứng sống và cũng không nên chế biến trứng quá lâu.
Một số ít trường hợp có thể dị ứng trứng. Nếu bé có một số biểu hiện như mẩn đỏ, khó thở, nồi mề đay,… thì cần dừng ăn trắng ngay lập tức và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất đề kiểm tra.
Sinh mổ có được ăn ngô luộc không
Ngô luộc là món ăn vặt ưa thích của rất nhiều người. Nhiều người còn sử dụng ngô luộc thay cơm trong các bữa chính.
Thừa nhận rằng ăn ngô luộc sau sinh sẽ có những tác động tốt tới sức khỏe của mẹ. Ví dụ như cung cấp chất xơ giúp dễ tiêu hóa, cải thiện thị lức. Tuy nhiên đó là khi mẹ ăn vào thời điểm hợp lý với lượng phù hợp.
Ngô luộc chỉ nên được bổ sung vào 1 – 2 bữa phụ trong tuần. Vị ngọt nhẹ của ngô luộc sẽ giúp mẹ làm giảm cảm giác ngán ăn.
Đến đây, có lẽ thắc mắc “Sinh mổ ăn bắp được không” của mẹ cũng đã được giải đáp.
Sinh mổ ăn tôm được không
Tôm nói riêng và hải sản nói chung là thực phẩm cần cẩn trọng khi ăn. Thừa nhận rằng, tôm có thể cung cấp lượng DHA chất lượng cao cho bé. Tuy nhiên, hải sản nhìn chung là những thực phẩm có tính hàn nên dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Một lời khuyên dành riêng cho các mẹ sinh mổ đó là nên kiêng hải sản trong 3 tháng đầu sau sinh. Sau đó, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn khoảng 300 gam hải sản bao gồm cả tôm vào thực đơn.
Nếu bạn tình cờ tiêu thụ nhiều cá hơn một tuần, bạn có thể hạn chế hoặc giảm mức tiêu thụ vào tuần tiếp theo và cân bằng nó.
Ngoài ra khi ăn tôm, mẹ cũng cần chú ý đến những phản ứng của bé. Dị ứng tôm cũng có thể là do bẩm sinh hoặc cũng có thể truyền từ những người trong gia đình. Khi bé có những dấu hiệu lạ như buồn nôn, phát ban,… thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp
Chắc hẳn sản phụ nào cũng sẽ nhận được lời khuyên từ các bác sĩ là không nên ăn đồ nếp để vết thương mau lành và không bị mưng mủ. Tuy nhiên gạo nếp lại cực tốt những mẹ sau sinh mổ bị mất máu nhiều. Các nhà khoa học đã tính toán được rằng, trung bình 100 gam gạo nếp chứ đến 1,2 mg sắt. Và không chỉ tốt cho mẹ mà cả bé sẽ được hưởng lợi nếu mẹ ăn đồ nếp hợp lí.
Chính vì những lí do trên thì sau khoảng 3 – 4 tháng thì mẹ có thể ăn đồ nếp. Sau khoảng thời gian này có thể vết mổ của mẹ đã lành hoàn toàn. Và rất thích hợp để mẹ có thể bổ sung thêm đồ nếp vào thực đơn.
Tuy nhiên, cũng như tất cả những thực phẩm khác, mẹ không nên ăn quá nhiều đồ nếp. Vì ăn nhiều có thể dẫn tới nóng ruột, đầy bụng và khó tiêu.
Sinh mổ ăn đu đủ được không
Đu đủ là một loại quả tốt dành cho mẹ sau sinh mổ. Chỉ cần đảm bảo bạn không bị dị ứng với đu đủ và tiêu thụ nó một cách có chừng mừng.
Nếu muốn ăn như một loại hoa quả bình thường hãy chọn đu đủ chín. Còn nếu bạn muốn nấu canh thì nên chọn đu đủ xanh. Nhưng dù là loại nào thì loại quả này cũng giúp làm tăng sản xuất oxytocin – hormone. Loại hormone này giúp điều hòa sản xuất sữa trong cơ thể mẹ. Đồng thời thực phẩm này cũng cung cấp vitamin và khoáng chất.
Đu đủ cũng giúp mẹ kiểm soát cân nặng rất tốt. Do đây là loại quả không chứa cholesterol, ít calo, có tác dụng giải độc và đốt cháy chất béo. Nếu mẹ đang tìm 1 giải pháp giảm cân, thì đu đủ là một trong số đó.
Với đu đủ, chúng ta có thể làm được rất nhiều món ăn hấp dẫn như Sinh tố đu đủ xanh. Nguyên liệu cần cho thức uống này đó là đu đủ xanh, cà rốt rau bina và sữa chua. Đây là thức uống cho buổi sáng tuyệt vời dành cho các sản phụ.
Ăn đu đủ chín sẽ dễ ăn hơn do có vị ngọt thanh nhẹ nhàng. Và đường trong đu đủ chín cũng là loại đường lành mạnh. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, đu đủ xanh nên được các bà mẹ cho con bú tiêu thụ thường xuyên. Các enzyme và khoáng chất tập trung nhiều hơn trong đu đủ xanh. Do đó, nó là lành mạnh hơn cho các bà mẹ cho con bú.
Sinh mổ ăn mì gói được không
Phải thừa nhận rằng mì gói là thực phẩm ăn nhanh có nhiều hương vị rất hấp dẫn. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh mổ và cả sinh thường không nên ăn thực phẩm này.
Lí do không nên đó là:
- Trong mì gói có chứa lượng lớn chất phụ gia. Những chất này có thể gây tắc sữa mẹ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sơ sinh khi mà sữa mà là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
- Lượng chất béo trong mì tôm có thể làm mẹ tăng cân.
- Trong mì tôm không chứa vitamin hay khoáng chất, chất xơ tốt cho cơ thể. Nhưng khi ăn mì tôm lại khiến chúng ta no lâu và gần như không muốn ăn thêm những thực phẩm khác. Chính vì vậy mà nếu duy trì ăn mì tôm liên tục sẽ khiến mẹ thiếu chất, ảnh hưởng rất xấu tới cơ thể.
- Ăn nhiều mì tôm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến cho mẹ dễ bị những bệnh liên quan về xương khớp sau này. Do lượng photphat trong mì gói làm cản trở chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Sinh mổ ăn rau lang được không
Có thể mẹ sẽ nghe được ở đâu đó về việc sau sinh ăn rau lang rất tốt. Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Ăn rau lang có thể dẫn đến một số tác hại, đặc biệt là đối với những mẹ sinh mổ.
Tuy sinh mổ không đau đớn bằng sinh thường nhưng lại cần thời gian hồi phục lâu hơn. Nguyên nhân lớn nhất là đến từ việc phải mổ. Vậy nên việc ăn uống kiêng khem cũng cần cẩn trọng hơn.
Nếu như là bình thường việc ăn rau lang rất tốt cho tiêu hóa thì việc mẹ sinh mổ ăn rau lang có thể bị đau bụng, tiêu chảy. Việc phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ. Có thể dẫn tới hở vết thương và nhiễm trùng, rất nguy hiểm.
Việc ăn rau lang có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Cụ thể vết mổ ở bụng có thể bị thâm đen và loang lổ. Dẫn đến việc mẹ không thể mặc được những bộ quần áo mà mẹ thích.
Sinh mổ có được ăn đỗ xanh
Mẹ sinh mổ nên bổ sung bổ đỗ xanh vào thực đơn của mình. Dưới đây là một số công dụng của đỗ xanh đối với mẹ sinh mổ:
- Mẹ sau sinh ăn đỗ xanh sẽ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, các axit béo omega-3, các vitamin và khoáng chất… Đặc biệt là chất xơ. Giúp cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ sau sinh rất hiệu quả.
- Các đậu hay đỗ hầu như đều có khả năng làm tăng lượng sữa mẹ. Và đỗ xanh không phải là ngoại lệ. Trong đỗ xanh có chứa lượng khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt giúp lợi sữa. Đồng thời làm tăng chất lượng của sữa mẹ, giúp bé phát triển cân nặng và trí thông minh.
- Đặc biệt nếu mẹ có nhu cầu lấy lại vóc dáng thì không thể bỏ qua đỗ xanh. Chất xơ và protein điều chỉnh cơn đói, kiểm soát ăn quá nhiều, và do đó giúp giảm và kiểm soát cân nặng.
Khi chọn đỗ xanh mẹ nên chọn hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Hy vọng rằng mẹ sẽ có những bữa ăn ngon và tuyệt vời cùng với đỗ xanh.
Sinh mổ có được ăn bánh mì
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ sau sinh mổ không nên ăn bánh mì. Lí do được đưa ra là:
- Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh mì không đa dạng nên không đủ cung cấp cho mẹ sau sinh đang cho con bú. Bánh mì cũng không có tác dụng làm vết mổ nhanh lành.
- Các axit phytic có trong bánh mì sẽ ngăn cản việc hấp thụ các khoáng chất. Trong khi đó, phụ nữ sau sinh mổ lại rất cần những khoáng chất. Đặc biệt là sắt, canxi, kẽm,…
- Nếu ăn nhiều bánh mì, hay các loại đồ ăn nhanh như hamburger, sandwich, pizza là đồng nghĩa với việc đưa một lượng muối lớn vào cơ thể. Từ đó dẫn đến những tác động xấu cho cơ thể.
- Ăn nhiều bánh mì là cung cấp nhiều protein, tinh bột cho cơ thể. Vậy nên sẽ khó tránh khỏi tình trạng tăng cân. Đồng thời có thể gây mệt mỏi.
- Việc ăn quá nhiều bánh mì cũng làm ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa.
- Trong bánh mì chứa rất ít hoặc không có chất xơ nên có thể gây táo bón rất khó chịu.
Tổng kết
Sau sinh mổ, mẹ sẽ phải chịu những tổn hại rất lớn về thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, ăn những thức ăn gì, lượng như thế nào quyết định rất lớn đến khả năng hồi phục. Bé được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ cũng không được tiếp xúc với những lợi khuẩn như sinh thường. Để bù đắp lại thì bé cần có bú sữa mẹ chất lượng hơn. Việc ăn uống hàng ngày của phụ nữ sau sinh mổ lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Nếu mẹ đang quan tâm đến thực đơn cho phụ nữ sau sinh thì có thể tham khảo thêm tại đây.
https://tintuc.vnshop.vn/thuc-don-cho-phu-nu-sau-sinh/
Bài viết trên đây của Vnshop hy vọng có thể giải đáp được đa số những thắc mắc của phụ nữ sau sinh mổ về vấn đề ăn uống. Nếu trong bài viết còn điều gì chưa chính xác, Vnshop rất mong sẽ nhận được những ý kiến góp ý tích cực. Những góp ý của độc giả sẽ là động lực để Vnshop cải thiện và phát triển hơn. Còn nếu độc giả thấy bài viết bổ ích thì đừng quên chia sẻ nhé.
Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ Vnshop suốt thời gian vừa qua!