Lịch tiêm phòng viêm màng não mủ

Viêm mang não mủ hay còn gọi là viêm màng não nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây bệnh là do não mô cầu, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae và một số tác nhân khác. Chúng hiện diện trong khoang dịch não tủy. Từ đó gây nên tình trạng viêm các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống), sinh mủ bên trong hệ thống thần kinh trung ương. Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm màng não mủ là rất cao. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Lịch tiêm phòng viêm màng não mủ để trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích để phòng tránh căn bệnh quái ác này.


Lịch tiêm phòng viêm màng não mủ

Có nhiều tác nhân gây ra viêm màng não mủ, tại Việt Nam có 3 tác nhân gây bệnh đã có vắc xin phòng chống là não mô cầu, phế cầu khuẩn và Haemophilus influenzae.

Lịch tiêm phòng viêm màng não mủ do não mô cầu

Để sớm giúp bé có khả năng chống lại bệnh viêm não mô cầu thì cha mẹ có thể cho bé tiêm vắc xin não mô cầu B+C. Phác đồ tiêm phòng viêm não mô cầu BC cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 6 tháng trở lên.
  • Mũi 2: Cách mũi tiêm thứ nhất từ 6 – 8 tuần.

Ngoài ra còn có vắc xin não mô cầu A+C. Tuy nhiên bé phải đủ từ 2 tuổi trở lên mới có thể tiêm phòng loại vắc xin này. Chi tiết về Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu BC bạn đọc có thể tham khảo chi tiết thêm tại đây.

https://tintuc.vnshop.vn/lich-tiem-phong-viem-nao-mo-cau-bc/

Lịch tiêm phòng viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn

Hiện nay tại nước ta có loại vắc xin phòng viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn gọi là vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix. Có thể tiêm loại vắc xin này vào 1 trong 3 giai đoạn sau.

Giai đoạn trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi:

  • Liệu trình 3 + 1: Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến khích tuân theo liệu trình này để nâng cao tối đa hiệu quả phòng bênh. Trẻ sinh thiếu tháng (ít nhất trên 27 tuần tuổi thai) cũng có thể theo liệu trình này khi đã được 2 tháng tuổi.
    • Mũi thứ nhất có thể được bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi.
    • Mũi thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng.
    • Mũi thứ ba cách liều thứ 2 tối thiểu 1 tháng.
    • Mũi nhắc lại được chỉ định cách liều thứ ba tối thiểu 6 tháng.
  • Liệu trình 2 + 1: Nếu không thể theo liệu trình 3 + 1 thì có thể theo hướng liệu trình 2 + 1.
    • Mũi thứ nhất có thể dùng cho trẻ được 6 tuần tuổi.
    • Mũi thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
    • Mũi nhắc lại cách liều thứ hai tối thiểu 6 tháng.

Giai đoạn trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi: Khi bé chưa được tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix ở giai đoạn trước đó thì cha mẹ có thể cho bé tiêm trong giai đoạn này như sau.

  • Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ đủ 7 tháng tuổi.
  • Mũi thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại được tiêm khi trẻ lớn hơn 1 tuổi và cách mũi thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Giai đoạn trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Đây là giai đoạn cuối cùng có thể thực hiện tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix.

  • Mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt.
  • Mũi tiêm thứ hai cách mũi thứ nhất tối thiểu 2 tháng.

Cha mẹ hoặc người lớn cần xin tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé đi tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix. Một số trường hợp cần cẩn trọng khi tiêm đó là:

  • Những trẻ có nguy cơ chảy máu sau khi tiêm bắp do một số bệnh lý như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,…
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các loại thuốc để ức chế miễn dịch. Những trẻ gặp phải trường hợp này có thể bị giảm mức độ đáp ứng kháng thể đối với tiêm phòng vắc xin.
  • Trẻ bị mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Trẻ bị suy hoặc cắt lách.
  • Trẻ bị nhiễm HIV.
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính bẩm sinh.
  • Trẻ sinh non.
  • Chống chỉ định tiêm vắc xin trong trường hợp: Cha mẹ hoặc người lớn cần chia sẻ với bác sĩ về những tình trạng mà bé đang gặp phải. Dù là những tình trạng nhỏ nhất.
    • Trẻ đang có bệnh lý cấp tính hoặc sốt đột ngột.
    • Trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

lich-tiem-phong-viem-mang-nao-mu

Một số tác dụng phụ mà bé có thể gặp phải khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix:

  • Những phản ứng thường gặp  là chán ăn, đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, chai cứng tại chỗ tiêm và sốt.
  • Một số ít trẻ có thể bị quấy khóc bất thường, tiêu chảy, nôn, nổi ban, tụ máu tại chỗ tiêm, chảy máu và nốt sưng nhỏ, sốt trên 40 độ C.
  • Xuất hiện các dấu hiệu dị ứng.

Ngay khi cảm nhận thấy bé có những biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời can thiệp.

Lịch tiêm vắc xin phòng HIB

Vi khuẩn Haemophilus Influenzae type b là tác nhân gây nên đồng thời 2 căn bệnh nguy hiểm là viêm phổi và viêm màng não mủ. Đối tượng chính dễ mắc nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Vắc xin phòng bệnh do HIB được tích hợp trong:

  • Vắc-xin Pentaxim 5 trong 1: phòng 5 căn bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm phổi-viêm màng não do HIB.
  • Vắc-xin Infanrix Hexa 6 trong 1 giúp phòng 6 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB.

Thảo khảo phác đồ tiêm phòng 2 loại vắc xin trên như sau:

  • Tiêm mũi 1 khi bé được 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm nhắc lại nên thực hiện khi trẻ đã đủ 16 – 18 tháng tuổi.

Cha mẹ có thể cho bé thực hiện tiêm phòng 1 trong 2 loại vắc xin này dựa trên tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Các loại vắc xin phối hợp sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ và tiết kiệm thời gian cho gia đình trẻ.

Tại sao cần tiêm vắc xin phòng viêm màng não mủ

Dù là do tác nhân gây bệnh nào thì các biến chứng của căn bệnh viêm màng não mủ đều rất nguy hiểm. Thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Một số biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này có thể là sốt, da nhợt nhạt, kém ăn, nôn và buồn nôn, đau đầu, táo bón… Chúng ta có thể thấy rõ sự mệt mỏi do quấy khóc nhiều ở trẻ nhỏ.

lich-tiem-phong-viem-mang-nao-mu-1

Biến chứng của bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu

  • Gây tổn thương mạch máu, ngăn chặn dòng chảy oxy tới các cơ quan và mô, có thể dẫn đến tổn thương da và mô, suy nội tạng, hoại tử chi.
  • Đã có những trường hợp tử vong do căn bệnh này.

Biến chứng của bệnh viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn

  • Có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, rối loạn tâm thần, điếc.
  • Tỷ lệ tử vong lến đến 5 – 10%.

Biến chứng của bệnh viêm màng não mủ do HIB

  • Gây viêm cột sống,viêm đĩa đệm, viêm mủ nội nhãn, viêm khớp.
  • Áp xe ngoài màng cứng.
  • Chóng mặt và giảm thính lực.
  • Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này cũng không hề nhỏ.

Việc tiêm phòng viêm màng não mủ đầy đủ và chính xác là rất cần thiết để bảo vệ bé khỏi những di chứng nguy hiểm của căn bệnh. Phần nào đó là bảo vệ tính mạng cho bé do tỷ lệ tử vong của căn bệnh này là khá cao.

Giá vắc xin tiêm phòng viêm màng não mủ

Hiện nay, vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – HIB đã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước. Cha mẹ hoặc người lớn chỉ cần cho bé đến cơ sở y tế gần nhất của phường/xã để thực hiện tiêm chủng. Khi đi, cha mẹ nhớ đem theo sổ tiêm chủng để các bác sĩ thuận tiện theo dõi những mũi tiêm chủng của bé. Việc tiêm chủng mở rộng là hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra nếu cha mẹ muốn cho bé thực hiện tiêm chủng dịch vụ thì cần tìm hiểu thật kỹ cơ sở y tế mà cha mẹ đang quan tâm. Giá tham khảo cho các loại vắc xin phòng viêm màng não mủ là:

  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim mà anh hỏi tại VNVC có giá 785.000 đồng.
  • Giá vắc xin Mengoc BC ngăn ngừa viêm màng não mô cầu BC do Cuba sản xuất có giá từ 295 nghìn đến 354 nghìn.
  • Giá vắc xin phòng các bệnh do phế cầu Synflorix khoảng trên 1 triệu đồng.

Một số lưu ý khi cho bé tiêm phòng viêm màng não mủ

  • Tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên cho bé mặc quần áo rộng rãi thoải mái những vẫn phải kín đáo khi cho bé đi tiêm phòng.
  • Cho bé ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được các bác sĩ theo dõi. Trong trường hợp xảy ra phản ứng phụ thì có thể kịp thời xử lý.
  • Tiếp tục theo dõi sát sao bé trong vòng 48h tiếp theo sau tiêm. Nếu có bất kì biều hiện lạ nào thì cần đưa bé ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận cho bé để tránh nhiễm trùng vết tiêm.
  • Không được để vết tiêm của bé bị đè lên hoặc bị va đập.

Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề lịch tiêm chủng viêm màng não mủ. Bạn đọc lưu ý bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu trong bài có nội dung nào sai sót, Vnshop rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp tích cực. Còn nếu bạn thấy nó bổ ích thì hãy chia sẻ nó nhé.

Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…