Cách pha bột ăn dặm nghe có vẻ rất quen thuộc với những ai đã làm mẹ, nhưng pha đúng cách thì chưa chắc đâu nhé! VnShop sẽ mang tới cho các bạn cách pha đúng cách, không vón cục ngay tại đây!
Pha bột ăn dặm tưởng chừng đơn giản nhưng nếu pha không đúng cách sẽ rất dễ bị vón cục. Có thể các mẹ chỉ mất 5 phút pha sữa công thức có sẵn, nhưng nếu là sữa mẹ tự làm thì không hề đơn giản. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến sữa vón cục.
Nguyên nhân pha bột ăn dặm bị vón cục
Bột ăn dặm không bảo quản đúng cách
Muốn có sản phẩm tốt thì nguyên liệu cũng cần được lưu ý kỹ lưỡng. Đôi khi một chút bất cẩn trong khâu bảo quản sẽ làm chất lượng bột giảm đi đáng kể. Những lần dùng thìa ẩm xúc bột, mẹ đã vô tình làm bột dính nước và bị vón cục ngay trước khi pha. Để bột mịn màng, nên bảo quản trong lọ kín, đậy kín sau khi sử dụng. Nên lau khô thìa trước khi xúc bột để tránh sự biến chất bột và tác hại từ vi khuẩn.
Dùng nước ấm pha bột ăn dặm
Khi độ ấm của nước không đủ để hòa tan hết bột sẽ dẫn đến hiện tượng vón cục. Thao tác ngược cho nước vào bột thay vì cho bột vào nước cũng là lý do dẫn tới hiện tượng này.
Tỷ lệ pha bột không phù hợp
Mỗi loại bột đều có một tỷ lệ pha chế riêng. Nếu tự ý pha không tuân thủ liều lượng cũng rất dễ vón cục các mẹ nhé!
Dùng nước quá nóng pha bột ăn dặm
Pha bột với nước quá nóng sẽ dẫn tới biến đổi chất dinh dưỡng và gây vón cục.
Lưu ý để pha bột ăn dặm cho bé đúng cách
- Dùng bột trong vòng 4 tuần sau khi mở bột để giữ được mùi vị thơm ngon nhất.
- Đóng kín ngay sau khi lấy bột.
- Không pha quá nhiều, không hâm nóng bột thừa.
- Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh gần thứ có mùi.
Xem thêm về Có nên cho trẻ ăn bột ăn dặm hay không
https://tintuc.vnshop.vn/co-nen-cho-tre-an-bot-an-dam/
Một số bà mẹ có thói quen pha bột ăn dặm vào bình sữa cho tiện. Tuy nhiên, chỉ thích hợp cho trẻ bị trào ngược dạ dày và phải có chỉ dẫn của bác sĩ. Nó khiến trẻ khó làm quen với việc ăn bằng thìa sau này.
Cách pha bột ăn dặm cho bé
Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục
Trước hết mẹ cần xác định được lượng bột phù hợp để đưa ra được tỷ lệ pha chế phù hợp. Sau đó, chú ý đảo đều tay trong quá trình nấu để bột chín kỹ mà không vón cục.
- Trẻ 6 tháng tuổi: Ước lượng bột ăn dặm ước tính cho một bé sau khi pha là 180g. Suy ra, công thức cần pha là 45g bột ăn dặm cộng 135ml nước đun sôi để nguội ở 40 – 50 độ C.
- Trẻ 8 tháng tuổi: Ước lượng bột trung bình ước tính cho 1 bé là 200g. Suy ra, công thức bột ăn dặm sẽ là 50g bột ăn dặm pha với 150 ml đun sôi để nguội ở nhiệt độ 40 – 50 độ
Cách pha bột ăn dặm với sữa công thức
Đọc hướng dẫn trên bao bì để pha bột để sao cho có tỷ lệ pha chế thích hợp nhất.
- Dùng thìa khuấy đều cho để tránh vón cục.
- Nếu dùng loại bột ăn dặm đã có sẵn sữa công thức, bạn chỉ việc làm theo và thêm nước.
Bảo quản sữa bột ăn dặm
Bảo quản sữa bột ăn dặm như thế nào cũng là một vấn đề nan giải mà các bà mẹ quan tâm. Bột ăn dặm nếu bảo quản đúng cách trong ngăn đá tủ lạnh thì hạn có thể lên tới 1 tháng. Nhưng để đảm bảo, nên dùng sản phẩm sau 48 giờ trước khi pha.
Tham khảo thêm Bột ngô cho bé ăn dặm và Bột ăn dặm cho bé 4 tháng để biết thêm thông tin về bột ăn dặm nhé!
https://tintuc.vnshop.vn/bot-ngo-cho-be-an-dam/
https://tintuc.vnshop.vn/bot-an-dam-cho-be-4-thang/
Những thông tin mà VnShop vừa gửi đến các bạn về cách pha bột ăn dặm đúng cách thật hữu ích đúng không nào?