Lựa chọn bột ăn dặm mặn hay ngọt cho bé

Bột ăn dặm mặn hay ngọt thì đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu biết cách phối hợp giữa 2 loại món ăn này dựa trên cơ sở khoa học từ các chuyên gia dinh dưỡng, thì mẹ sẽ thực đơn ăn dặm tốt nhất cho bé.

So sánh bột ăn dặm mặn hay ngọt

Về cơ bản, dù là bột ăn dặm mặn hay ngọt thì đều phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên sử dụng sao cho phù hợp thì không phải ai cũng biết. Và để có cái nhìn tổng quát về 2 loại món ăn này mời bạn đọc tham khảo ưu và nhược điểm của mỗi loại.

Bột ăn dặm mặn

Ưu điểm:

  • Để tạo nên một món ăn dặm mặn, mẹ sẽ có đa dạng lựa chọn về nguyên liệu nấu. Ví dụ như rau củ, thịt cá, tôm cua, bột hỗn hợp,… Kết hợp linh hoạt giữa các nguyên liệu này sẽ giúp bé không bị chán ăn và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển.

Nhược điểm:

  • Bột ăn dặm mặn thường có thêm nhiều loại gia vị. Thêm gia vị vào món ăn để giúp bé ăn ngon và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên cần phải sử dụng một cách cẩn trọng và hợp lý. Lí do là vì nó có thể ảnh hưởng đến vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Công thức pha trộn nguyên liệu và gia vị của bột mặn cũng có thể làm bé không thưởng thức được trọn vẹn hương vị của mỗi nguyên liệu riêng biệt. Cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bé nhanh chóng cảm thấy ngán, không còn ngon miệng với loại bột thường dùng.

Bột ăn dặm ngọt

Ưu điểm: Bột ăn dặm ngọt rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Thông thường, nhiều mẹ bỉm sữa chỉ sử dụng gạo tẻ kết hợp với một chút gạo nếp rồi nấu thành bột ăn dặm để bé sử dụng. Vì khi dưới 1 tuổi, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là những nguồn dinh dưỡng chính của bé.

Nhược điểm: Nguyên liệu chủ yếu để làm bột ăn dặm ngọt chủ yếu là tinh bột kết hợp với sữa. Sẽ không có nhiều sự lựa chọn cho mẹ nên món ăn cũng không có hương vị đa dạng. Nó giúp bé dễ làm quen, nhưng về lâu dài sẽ không đảm bảo thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Bột ăn dặm mặn

Kết luận

Dựa trên những lợi ích và yếu điểm của mỗi loại bột ăn dặm, đồng thời là khả năng ăn dặm chung của trẻ em Việt Nam. Từ đó chúng ta có thể đưa ra một số kết luận sau:

  • Trong giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn mà bé mới chỉ bắt đầu tập ăn dặm nên bột ăn dặm vị ngọt sẽ là lựa chọn tốt cho bé. Vì bột ăn dặm ngọt có hương thơm từ sữa, gần với sữa mẹ. Đây là cách giúp bé tiếp cận đồ ăn dặm một cách cẩn trọng và từ từ. Hơn nữa trong khoảng thời gian này bé vẫn cần sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Đối với bé từ 7 – 8 tháng tuổi mẹ nên thay thế dần bột ăn dặm ngọt bằng bột ăn dặm mặn. Tăng dần tần suất các bữa ăn dặm mặn trong một tuần cho bé.
  • Đến tháng tuổi thứ 9 – 10 thì số lượng bữa ăn dặm mặn sẽ nhiều hơn.
  • Khi bé đã được hơn 1 tuổi mẹ có thể cho bé ăn hoàn toàn bằng bột ăn dặm mặn.
  • Liên tục thay đổi nguyên liệu nấu đồ ăn dặm cho bé là rất cần thiết. Vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa giúp bé làm quen được với nhiều dạng đồ ăn.
  • Ngoài bột ăn dặm tự làm, mẹ cũng có thể sử dụng bột ăn dặm được chế biến sẵn. Khi sử dụng loại bột ăn dặm này mẹ cũng cần thay đổi nhiều hương vị. Trên thị trường cũng có nhiều hãng sản xuất bột ăn dặm. Có thể kể đến như bột ăn dặm mặn hipp, bột ăn dặm heinz, bột ăn dặm mặn của vinamilk. Giá bột ăn dặm chế biến sẵn cũng rất phải chăng. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng loại bột ăn dặm sẵn này. Vì xét về lâu về dài không có lợi cho quá trình phát triển toàn diện.

Cho bé ăn dặm là một quá trình cần rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy mẹ cần kiên nhẫn. Ngoài ra khả năng phát triển của mỗi bé là khác nhau. Nên ngoài những kiến thức tham khảo mẹ cần hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Xin chân thành cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ trang tin tức của Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…