Để bắt đầu một thói quen ăn mới là không hề dễ dàng. Vậy nên sẽ có rất nhiều điều cần lưu ý và ghi nhớ. Nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là bé bắt đầu ăn dặm nên ăn bột gì. Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết sau của VNShop!
Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm
Trong tuần đầu tiên, mẹ nên cho bé “khởi động” bằng 5 – 10 ml cháo trắng.
Đến tuần thứ 2, mẹ có thể bổ sung thêm vào bát cháo trắng của bé một số loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, khoai tây hoặc là cà chua. Tuy nhiên mẹ chỉ cần thêm một lượng khoảng 5ml thôi nhé.
Ở tuần thứ 3, lúc này bé đã phần nào đó quen với việc ăn dặm, mẹ có thể tăng thêm khẩu phần bữa ăn cho bé. Tăng lên khoảng 20 – 30 ml cháo trắng kết hợp với rau củ là một mức hợp lý. Nếu tăng khẩu phần lên nhưng bé không ăn hết thì cũng không nên ép bé ăn hết. Chỉ cần điều chỉnh khẩu phần chậm hơn rồi dần dần bé cũng sẽ quen. Cũng có trường hợp khi tăng khẩu phần bé ăn hết và muốn ăn thêm thì mẹ cũng không nên tăng quá mạnh. Tránh trường hợp bé có thể bị nôn, chớ hoặc đầy bụng, khó tiêu. Dù sao dạ dày của bé vẫn còn rất non nớt.
Tiếp tục duy trì ở khẩu phần ăn ở tuần thứ 3 trong tuần thứ 4. Bước này rất quan trọng để cho bé quen hẳn với việc ăn dặm. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng không nên quá vội vàng.
Như vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm thì nên ăn bột ăn dặm tự làm. Và chỉ nên làm từ gạo tẻ để bé có khởi đầu an toàn và thuận lợi nhất.
Lượng thức ăn cho bé ăn dặm trong những tuần đầu tiên là rất quan trọng nên mẹ chú ý nhé. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cũng cần cẩn thận. Vì đây là bước đệm rất quan trọng.
Bé mới ăn dặm nên ăn bột gì
Sẽ có hai loại bột ăn dặm để mẹ lựa chọn đó là bột tự nấu và bột chế biến sẵn. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng nên mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Để biết chi tiết hơn nên cho bé ăn dặm bột gì mẹ có tham khảo chi tiết hơn tại đây.
https://tintuc.vnshop.vn/co-nen-cho-tre-an-bot-an-dam/
Trên đây là lịch trình cho bé ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo. Đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để biết chính xác cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa và lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi sao cho hợp lý hơn.
Những lưu ý với bé bắt đầu ăn dặm
Bên cạnh cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên, mẹ cũng nên ghi nhớ một số lưu ý sau để đảm bảo quá trình ăn dặm của bé chất lượng hơn.
Biểu hiện bé có thể bắt đầu ăn dặm
Khi đến tầm 5 hoặc 6 tháng tuổi, bé có thể có một số biểu hiện cho thấy mình sẵn sàng cho việc ăn dặm. Cụ thể là:
- Thi thoảng miệng bé nhai tóp tép.
- Bé đã có thể ngồi tương đối vững vàng.
- Bé đòi ăn các món ăn có trong mâm cơm của người lớn.
- Thi thoảng đùn lưỡi liên tục đòi ăn.
- Bé đòi bú nhiều hơn bình thường, mặc dù mới bú cách đó không lâu.
- Giấc ngủ bị ngắt quãng vì bé đói nhiều hơn.
Nếu bé có một số biểu hiện trên thì mẹ có thể thử cho bé bắt đầu ăn dặm.
Một số nguyên tắc dinh dưỡng
- Xay thật nhuyễn thức ăn trong những tuần ăn dặm đầu tiên.
- Mẹ cần tìm hiểu kỹ chuẩn dinh dưỡng cho trẻ bắt đầu ăn dặm thông qua ý kiến, tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.
- Sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính. Các bữa ăn dặm mới chỉ là bữa phụ.
- Không nên ép bé ăn.
- Sử dụng thìa nhỏ, chất liệu an toàn để sử dụng cho bé.
- Quan sát thật kỹ lúc bé ăn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
- Trong những tuần đầu tiên, mẹ chưa nên cho muối vào đồ ăn của bé.
- Không nên cho bé ăn sớm các loại hải sản vì nó có thể khiến bé bị dị ứng.
- Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, Mẹ cũng không nên ép bé ăn mà hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn rồi thử cho Bé ăn lại.
- Chỉ nên cho Bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần chứ không nên trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Trên đây là ý kiến chủ quan về vấn đề bé bắt đầu ăn dặm nên ăn bột gì. Và những lưu ý quan trọng để mẹ tham khảo khi cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Cảm ơn độc giả đã quan tâm và ủng hộ trang tin tức của VNShop!