Vì tính đa dụng và tiện lợi, cộng thêm việc được bày bán rộng rãi nên rất nhiều gia đình thường sử dụng miếng dán hạ sốt mỗi khi bé bị sốt. Tuy nhiên, việc dùng miếng dán hạ sốt có thật sự an toàn và hiệu quả không?
Hầu như trong tủ thuốc của rất nhiều gia đình đều có miếng dán hạ sốt, để mỗi khi trẻ bị sốt cha mẹ lại cho bé sử dụng. Loại miếng dán này có thể dễ dàng tìm mua được ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyến cáo, cha mẹ nên hạn chế dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ vì chúng không tốt như nhiều người vẫn nghĩ, đôi khi còn gây hại cho trẻ.
Thành phần và tác dụng của miếng dán hạ sốt
Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh có tác dụng tản nhiệt. Thành phẩn chủ yếu của miếng dán hạ sốt đó là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước và có khả năng hút nước ở vùng da mà miếng dán được dán lên.
Cơ chế hoạt động của miếng dán hạ sốt cho trẻ là thực hiện việc hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, do không chứa thuốc hạ sốt nên miếng dán hạ sốt sẽ không có tác dụng hạ nhiệt cho toàn cơ thể.
Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất còn bổ sung thêm tinh dầu bạc hà vào miếng dán hạ sốt. Thế nhưng chất menthol có trong tinh dầu bạc hà lại là một chất có tính kích ứng mạnh. Chính vì thế, các bác sĩ thường không khuyến khích dùng cho trẻ vì da bé rất nhạy cảm nên dễ gây kích ứng da. Một số trường hợp sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh còn có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ hô hấp của trẻ.
Cần làm gì khi trẻ bị sốt
Khi bé mới sốt, phụ huynh cần theo dõi thân nhiệt, sức khỏe tổng quan của bé trong khoảng 2 – 3 ngày. Trong thời gian này, cha mẹ có thể dùng nước ấm thấp hơn 2°C so với thân nhiệt của trẻ để lau người cho bé. Đồng thời, nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt, nằm ở nơi thoáng gió;
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ (gồm loại thuốc, liều lượng sử dụng phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ). Phụ huynh lưu ý không nên cho bé uống nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm do phản ứng thuốc;
Không dùng cồn làm mát cho trẻ;
Với trẻ sơ sinh bị sốt, người mẹ cần cho bé bú đủ. Với trẻ lớn hơn, bé cần được uống đủ nước, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để làm mát cơ thể, tránh mất nước;
Đôi khi sốt cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ gặp một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu bé có các biểu hiện như: sốt trên 38°C, sốt kéo dài trên 24 giờ (bé dưới 2 tuổi) và kéo dài trên 72 giờ (bé trên 2 tuổi), ngủ li bì, ngủ mơ, đi kèm triệu chứng đau họng, đau tai, đau đầu, phát ban, bứt rứt khó chịu, phản xạ kém, co giật, cơ thể tím tái,… cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời.
Những tác hại của miếng dán hạ sốt đối với trẻ nhỏ
Có rất nhiều bậc phụ huynh của trẻ thắc mắc việc “có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ hay không” thì lời khuyên của các bác sĩ chia sẻ là nên hạn chế sử dụng hoặc không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất việc dùng miếng dán nhằm mục đích hạ sốt cho trẻ vì có thể dẫn đến “lợi bất cập hại” cho sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ, bởi:
Không hạ sốt được cho trẻ: Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay việc sử dụng phương pháp chườm lạnh để hạ thân nhiệt cho trẻ là không nên áp dụng vì không mang lại hiệu quả trong việc hạ sốt. Trong khi đó, miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh nên rất hạn chế trong việc làm giảm thân nhiệt cho trẻ.
Gây biến chứng nặng nề do sốt: Tác dụng hạ sốt khi dùng miếng dán hạ sốt là rất hạn chế. Chính vì thế, những trường hợp trẻ sốt cao nếu chỉ dùng miếng dán hạ sốt để hạ sốt sẽ không có tác dụng. Việc chậm trễ không dùng thuốc hạ sốt sẽ càng nguy hiểm bởi có thể dẫn đến một số nguy cơ khác như trẻ bị sốt co giật và gây biến chứng về não rất nguy hiểm.
Kích ứng da: Da trẻ mỏng, nhạy cảm, dễ bị dị ứng cho nên một số trẻ có thể bị dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ảnh hưởng tới hệ hô hấp: Việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng bởi hệ hô hấp của bé do một số loại miếng dán có thành phần menthol. Đối với các trẻ sốt do viêm phổi, việc dùng miếng dán hạ sốt khiến hệ hô hấp của trẻ càng tổn thương do phải hoạt động nhiều hơn, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị.
Dán miếng hạ sốt ở đâu mới đúng
Khi sử dụng miếng dán hạ sốt, trước hết cần phải bóc miếng film ra khỏi miếng dán. Dán miếng dán hạ sốt vào các vị trí sau:
- Trán
- 2 bên bẹn
- 2 bên nách
Do đây là các khu vực có nhiều mạch máu lưu thông trong cơ thể trẻ, đắp miếng dán hạ sốt sẽ giúp tản nhiệt và hạ sốt nhanh cho bé. Tuyệt đối không được đắp miếng dán hạ sốt lên ngực trẻ vì sẽ khiến xảy ra nguy cơ cao trẻ bị viêm phổi.
Ngoài khả năng hạ sốt, miếng dán hạ sốt cũng có tác dụng giảm đau. Đối với người bị chấn thương hoặc đau nhức cơ có thể dán miếng dán lạnh vào các vùng da khô để giảm đau như: vai, lưng, cơ bắp.
Các phương pháp chăm sóc khi trẻ bị sốt cao
Bên cạnh việc dùng miếng dán hạ sốt thì các phụ huynh nên tự trang bị cho mình các kiến thức chăm sóc khi bé sốt cao, để giúp bé hạ sốt nhanh và dễ chịu hơn.
Uống nhiều nước
Sốt cao rất dễ dẫn tới mất nước. Chính vì thế việc quan trọng nhất đối với trẻ bị sốt là phải uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc súp để tiếp nước cho trẻ. Cho trẻ uống đủ từ 8 đến 12 ly nước mỗi ngày.
Dành thời gian để nghỉ ngơi
Hoạt động nhiều sẽ làm tăng thân nhiệt nên nghỉ ngơi là cách phù hợp để phục hồi và hạ sốt. Ngay cả đối với sốt cao ở người lớn nếu không quá 39°C bác sĩ cũng khuyến cáo nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước thay vì uống thuốc hạ sốt.
Mặc quần áo thoáng mát
Người bị sốt nên mặc quần áo thoáng mát, đắp chăn mỏng để tránh tăng thân nhiệt.
Chườm ấm cho trẻ
Nhúng khăn vào chậu nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể, vắt kiệt khăn và đắp lên các vùng trán, nách, bẹn. Đắp/lau ấm một lúc rồi giặt lại trong chậu nước và vắt kiệt lại đắp tiếp. Nếu nước nguội đi thì cần tiếp thêm nước ấm. Phương pháp này rất hiệu quả, giúp hạ sốt tốt và áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Trẻ bị sốt trên 38,5°C có thể dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng hướng dẫn sử dụng để hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ không nên dùng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc, tránh nguy hại tới sức khỏe của bé.
Các phản ứng phụ có thể có khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ
Dị ứng da
Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và non nớt mỏng manh nên khi sử dụng miếng dán có chứa tinh dầu như menthol có thể sẽ khiến trẻ bị dị ứng vànổi mẫn đỏ.
Ảnh hưởng hệ hô hấp
Những trẻ sốt do viêm phổi thì không nên dùng miếng dán vì tinh dầu sẽ làm phổi bé phải hoạt động nhiều hơn, từ đó bé sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải hô hấp với lượng menthol lớn trong phổi.
Biến chứng nguy hiểm khác
Miếng dán hạ sốt cho trẻ không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có tác dụng hạ sốt cho bé.
Một số trường hợp trẻ sốt quá cao mà điều trị tại nhà bằng miếng dán hạ sốt sẽ không giúp bệnh bé giảm bớt mà còn khiến trẻ co giật và gây biến chứng về não, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Cha mẹ nên tránh làm những điều này khi trẻ bị sốt
- Uống thuốc hạ sốt quá sớm.
- Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt dưới 38.5 độ C.
- Lạm dụng thuốc động kinh
- Đối với trẻ sốt cao hay bị co giật:
- Bố mẹ không nên cho con uống thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.
Với trẻ co giật, bố mẹ hay dùng đũa, ngón tay chèn vào miệng trẻ để đỡ cắn lưỡi. - Qua theo dõi cấp cứu nhi khoa cho thấy không nên làm thế.
- Khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn kế tiếp rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
- Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc.
- Không nên vuốt, day ngực trẻ.
- Không uống xen kẽ các thuốc hạ sốt: Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel. Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng. Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau, thời gian uống khác nhau, bố mẹ dễ bị nhầm, dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ.
- Tự chia liều nhét hậu môn: Liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét nhiều viên cùng 1 lúc.
- Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt: Không được chườm lạnh khi trẻ bị sốt, vì như thế trẻ dễ bị cảm lạnh, dẫn đến bệnh nặng hơn. Bố mẹ nên dùng nước ấm lau trán, 2 bên nách, bẹn cho trẻ. Không được lau lưng và bụng trẻ, làm như thế trẻ dễ bị nhiễm lạnh và tệ hơn là viêm phổi
Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh tới bệnh viện chăm sóc
- Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38oC trở lên.
- Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, sốt lên đến 38°C hay cao hơn.
- Trẻ hơn 6 tháng tuổi, sốt khoảng 39°C hoặc cao hơn.
- Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu bạn thấy trẻ có dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như khó thở hay xuất hiện vết tím trên da, hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức
- Kết luậnVới những phụ huynh muốn sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ (vì tiện lợi, rẻ tiền, dễ mua) thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không dùng khi trẻ bị dị ứng hoặc sốt do viêm phổi, không được lạm dụng và không dùng trong thời gian lâu. Nếu thấy trẻ không giảm sốt cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.