Nhiều bà mẹ hay chia sẻ, rỉ tai nhau về những kinh nghiệm việc có nên hay không dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm cho trẻ để hạ sốt, giảm sưng tấy, đau nhức vết tiêm sau khi tiêm phòng cho trẻ. Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau gây ra nỗi thắc mắc và băn khoăn cho rất nhiều mẹ đang quan tâm.Để giải đáp cho vấn đề này và các cách hạ sốt cho trẻ, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Đầu tiên xin giới thiệu đến các mẹ khái niệm của miếng dán hạ sốt để hiểu rõ hơn.
Miếng dán hạ sốt là gì?
Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt. Thành phần chủ yếu của miếng dán là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước, có khả năng hút nước ở vùng da mà miếng dán được dán lên. Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài.
Những biểu hiện thường gặp khi bé bị sốt sau khi tiêm phòng
Sau một vài giờ hoặc một ngày, phản ứng sau tiêm thường gặp nhất là trẻ bị sốt nhẹ, đau và sưng nóng khó chịu quanh vị trí tiêm. Đó là phản ứng bình thường khi cơ thể tiếp nhận vắc xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại. Vì đau nên trẻ sẽ quấy khóc và có thể bỏ bú, bỏ ăn. Bé lớn có thể kêu nhức đầu hay gặp các trường hợp thương hàn, ho gà.
Chính vì thế, thay vì tìm kiếm mẹo giúp trẻ không sốt sau khi tiêm phòng, ba mẹ cần có kiến thức về cách giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ hiệu quả và an toàn.
Khi có các biểu hiện sốt như trên, các mẹ nên dán ngay miếng hạ sốt ( bán ở các tiệm thuốc tây) quanh chỗ tiêm cho bé. Nhớ cắt một lỗ nhỏ giữa miếng dán tránh vết tiêm để chỗ tiêm hở ra là được. Bé sẽ không đau mà giảm được sốt, bé không quấy khóc.
Lưu ý khi dùng miếng dán hạ sốt
Không nên dá miếng dán hạ sốt cho bé lên đầu hay ngực. Đa sốc ác miếng dán hoạt động theo cách dùng chênh lệch nhiệt độ để giúp vùng được dán giảm nhiệt độ. Thành phần chủ yếu vẫn là hydrogel.
Nguy cơ dị ứng da rất lớn. Vì miếng dán có tinh dầu bạc hà như methol có khả năng kích ứng da mạnh gây dị ứng khi tiếp xúc với làn xa mỏng manh nhẹ nhàng ấm áp của bé.
Miếng dá vốn không có tác dụng chữa bệnh, chỉ làm hạ sốt cho thân thể của trẻ. Việc lạm dụng miếng dán có thể khiến tình trạng của bé trở nên nặng hơn khi bé sốt mà bố mẹ để bé ở nhà, không đưa bé đi đến bệnh viện mà chỉ dùng mỗi miếng dán hạ sốt.
Có nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm cho bé không?
- Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm mát bằng nước ấm, dùng khăn lau mát toàn thân cho trẻ và đắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn. Không nên quá khô mà nên để da trẻ hơi ẩm, phần nước còn dính trên da sẽ bốc hơi làm mát trẻ. Các mẹ chú ý tuyệt đối không chườm vào chỗ sưng của con sau khi tiêm chủng vì như vậy việc tiêm chủng sẽ mất tác dụng. Tốt nhất là tắm trước khi đưa con đi tiêm chủng.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, thường xuyên lau người cho trẻ có cảm giác khô thoáng. Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu và thoải mái cho trẻ dễ cử động và thấm hút mồ hôi tốt.
- Bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ hơn: Cho trẻ bú nhiều hơn, uống nước và chăm sóc trẻ bằng các thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng và nhiều chất hơn.
- Chú ý khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.
- Nếu trẻ sốt từ 38,5 trở lên, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để kiểm tra và sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.