Những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh

Nhiều bậc phụ huynh tin rằng con cái bụ bẫm và tăng cân nhanh chóng là tốt. Quan niệm truyền thống và các kinh nghiệm dân gian cũng thường tập trung vào việc làm cách nào để trẻ sơ sinh tăng đủ cân mà không lo lắng rằng chúng tăng cân quá nhiều.

Tuy nhiên các nghiên cứu lại không cho thấy như vậy, trẻ em quá nặng cân và tăng cân quá nhanh có thể sẽ có nguy cơ bị béo phì, rối loạn tiêu hóa và rủi ro tim mạch ở độ tuổi sau này.

Vẫn còn nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi lớn hơn bình thường thì không sao, vì đó chỉ là sự bụ bẫm của trẻ em và khi lớn sẽ không còn nữa”, Elsie Taveras, Trưởng phân khoa Nhi khoa Tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết.

Chỉ số khối cơ thể, biện pháp phổ biến để đo lường tình trạng béo phì, cũng chỉ được đo cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa thường theo dõi theo dõi tỉ lệ cân nặng theo chiều dài của một em bé dựa trên một biểu đồ tăng trưởng được tạo ra bởi Tổ chức Y tế thế giới. Trẻ em có chỉ số trên 97% được coi là quá cân nặng cho phép, theo bác sĩ Taveras cho biết.

Theo các chuyên gia về trẻ sơ sinh, không có chỉ số lý tưởng hay lành mạnh nhất cho trẻ em trên đồ thị tăng trưởng. Quan trọng nhất đó chính là tỉ lệ và mô hình tăng tưởng. Trẻ em có cân nặng quá lớn so với chiều dài cần phải quan tâm.

Bác sỹ Taveras và Matthew Gillman, giám đốc của Chương trình Ngăn chặn Béo phì tại trường Y Harvard, đã tham gia Dự án Viva, một nghiên cứu lâu năm theo dõi 2000 bà mẹ và trẻ em từ khi mang thai. Những trẻ em ấy hiện giờ đã ở tuổi thiếu niên. Những nhà nghiên cứu khám phá ra rằng sự gia tăng nhanh chóng của tỉ lệ cân nặng với chiều dài cơ thể trong 6 tháng đầu đời của trẻ liên quan tới nguy cơ bị béo phì vào lúc 3 tuổi trở lên. Cuộc nghiên cứu trên 559 trẻ em này đã được xuất bản trên tạp chí Pediatrics vào năm 2009.

Giai đoạn quyết định trong vài tháng đầu đời rất quan trọng cho sức khỏe cả đời của trẻ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cân nặng” Tiến sỹ Gillman, nhà nghiên cứu chính của dự án chia sẻ.

Trong các cuộc nghiên cứu khác xuất bản trên tạp chí Archives of Pediatric and Adolescent Medicine vào năm 2011, các nhà khoa học thấy rằng trẻ em phát triển vượt mức trong 2 năm đầu đời liên quan đến bệnh béo phì 10 năm sau đó. Đặc biệt là vào 6 tháng đầu, “trẻ tăng cân nhanh có xu hướng tiếp tục tăng cân”, Tiến sỹ Dr. Gillman nói.

Một yếu tố khác dự báo sự tăng cân là thời lượng giấc ngủ của trẻ. Dạy trẻ yên giấc trở lại khi chúng thức giấc vào nửa đêm mà không tự phỏng đoán rằng chúng đang đói là quan trọng.

Tôi nghĩ rằng cần thật sự chú ý đến những dấu hiệu của trẻ và sự tương tác của cha mẹ với con,” Tiến sỹ Gillman nói. “Nếu trẻ phát triển tốt thì sự thèm ăn nhiều là tốt. Nếu sự thèm ăn quá lớn lại đi kèm với sự tăng trưởng quá lớn về cân nặng thì chúng ta cần phải nghĩ đến những điều kiện bổ sung như hoạt động thể chất, giấc ngủ và thời gian xem tivi”, ông chia sẻ.

Sự tăng cân quá nhanh của trẻ cũng có lý do vì ăn thức ăn rắn quá sớm (trước 4 tháng) và cho trẻ ăn thức ăn không lành mạnh như đồ ăn nhanh và nước ngọt. Cho trẻ ăn thức ăn hoặc đồ uống ngọt và mặn có thể khiến trẻ thích những vị này.

Ian Paul, Giáo sư Nhi khoa và Khoa học Y tế công cộng tại Đại học Y bang Pennsylvania, đang tiến hành cuộc nghiên cứu 3 năm ngẫu nhiên có kiểm soát để xem xét sự can thiệp của cha mẹ với 276 trẻ em từ khi mới sinh. Vài tuần sau sinh, cha mẹ được hướng dẫn về dấu hiệu của trẻ nhỏ và cách xem chúng thật sự đang đói hay có điều gì khiến chúng lo sợ. Cha mẹ cũng được dạy về thời gian ngủ, chất lượng ăn uống và hoạt động thể chất. “Nếu trẻ em được dạy rằng mỗi khi căng thẳng thì cần phải ăn để bình tĩnh lại, điều đó có thể theo suốt cả tuổi thơ,” Tiến sỹ Paul nói.

Leann Birch, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Georgia đã hợp tác với Tiến sĩ Paul trong nghiên cứu, nói rằng hướng dẫn dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ rất hiếm hoi. Các hướng dẫn chung chỉ dành cho trẻ em trên 2 tuổi.

“Cha mẹ có trách nhiệm nuôi con và đảm bảo cho trẻ phát triển tốt, nhưng không có nhiều hướng dẫn dựa trên khoa học thực nghiệm”, Tiến sỹ Birch nói. Vì vậy, các bậc pụ huynh cần tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

Tiến sỹ Birch lưu ý, những bậc cha mẹ có khuynh hướng cho rằng trẻ em càng béo càng tốt cần phải thay đổi suy nghĩ ấy. Những quan niệm rằng trẻ càng tăng cân càng khỏe mạnh cần phải được loại bỏ, đó là một quan niệm sai lầm cần phải được thay đổi bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ sau này.

Một cuộc nghiên cứu vào năm 2010 của tạp chí Clinical Pediatrics cho thấy 66% trong 279 phụ huynh có con quá cân được hỏi thích con ở cân nặng như thế.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…