Trẻ 3 tháng tuổi bị ho phải làm thế nào

Trẻ 3 tháng tuổi bị ho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiểm của các căn bệnh nguy hiểm khác nên các mẹ cần đặc biệt chú ý.

Trẻ 3 tháng tuổi sức đề kháng vẫn còn yếu vì thế khi thời tiết chuyển mùa dễ khiến bé bị cảm lạnh hoặc cúm thông thường dẫn đến việc bị ho. Tuy nhiên, ho cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phế quản hay viêm phổi. Vì vậy mẹ cần nắm rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị khi trẻ 3 tháng tuổi bị ho.

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị ho

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị ho. Trong một số trường hợp mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ mới xác định được nguyên nhân căn bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ho.

Cảm cúm: Nếu bé bị cảm cúm, bé có thể bị ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, biếng ăn hoặc bỏ ăn. Đôi khi bé còn có thể bị sốt nhẹ.

Virus hợp bào hô hấp RSV: Virus RSV phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng của RSV cũng tương tự như cảm lạnh nhưng bé sẽ ho nặng hơn. RSV thường xảy ra vào giữa tháng 11 và giữa tháng 3. Nó có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.

Dị ứng, hen suyễn và các chất kích thích môi trường: Khi bé bị dị ứng với các chất trong môi trường như lông mèo, khói thuốc lá thì bé cũng có thể bị ho.

Các bé mắc bệnh hen cũng có khuynh hướng ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu bé bị hen suyễn, bé cũng có thể bị khó thở, thở khò khè.

Viêm phổi hoặc viêm phế quản: Nhiều trường hợp viêm phổi, viêm phế quản có dấu hiệu giống như cảm lạnh. Nếu mẹ thấy bé ho dai dẳng, sốt, khó thở, đau cơ thể và ớn lạnh thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Cách xử lý khi bé 3 tháng tuổi bị ho

Dùng gừng và muối pha nước cho bé ngâm chân: Mẹ hãy giã nát một củ gừng, sau đó pha với nước ấm khoảng 40 độ rồi cho thêm một ít muối ăn vào nữa. Khi đã hoàn thành khâu “pha chế” thì mẹ bắt đầu cho bé ngâm hết cả bàn chân trong chậu nước gừng muối này, để tăng thêm hiệu quả thì mẹ nên vừa ngâm vừa mát xa chân cho con. Bên cạnh đó, nếu thấy nước đang ngâm nguội bớt thì mẹ hãy cho thêm nước ấm vào để duy trì nhiệt độ. Mỗi lần như vậy mẹ nên cho bé ngâm chân khoảng 20 phút rồi lau khô, xoa dầu gió và cho bé đi tất để giữ ấm chân. Mẹ hãy cho bé ngâm chân đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ để con đỡ ho nhanh hơn nhé.

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi: Thông thường khi trẻ bị ho thường kèm theo xuất hiện của dịch nhầy ở mũi. Chính vì thế khi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp làm lỏng lượng đờm nhớt và giảm sưng đường hô hấp của bé. Đồng thời bố mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi cho bé để tống khứ lượng dịch này ra ngoài để bé dễ chịu hơn.

Cho bé bú nhiều hơn: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giàu kháng thể giúp ngăn chặn tình trạng trẻ sơ sinh bị ho rất nhanh chóng. Ngoài ra thành phần chính của sữa mẹ là nước sẽ giúp đường hô hấp của bé được thông thoáng, trẻ sẽ không bị khô khốc họng khi ho.

Sử dụng máy làm ẩm không khí: Trường hợp bé 2 tháng tuổi bị ho sẽ dễ dẫn đến viêm họng và viêm phế quản nếu mẹ không xử lý kịp thời. Để giúp phổ bé luôn giữ được độ ẩm thì mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm, không gian ẩm ướt giúp trẻ thở tốt hơn và giảm kích ứng gây ho.
Sử dụng lá hẹ pha với đường phèn: Đây là bài thuốc dân gian được áp dụng khá phổ biến trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì “thuốc” này được chế biến từ các thành phần nguyên liệu hoàn toàn là của tự nhiên nên mẹ hãy yên tâm là không có bất kì tác dụng phụ nào đối với bé cả. Cách làm thì cũng vô cùng đơn giản, đầu tiên, mẹ hãy thái nhỏ 5 lá hẹ rồi sau đó hấp cách thủy cùng với đường phèn. Khi hấp xong thì mẹ chắt lấy nước và cho bé uống 2 lần mỗi ngày, một lần như vậy khoảng 2 thìa cà phê để bé bớt ho mẹ nhé.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị ho 

  • Mẹ không được để bé tiếp xúc với khói bụi mà đặc biệt là khói thuốc lá vì nó rất có hại cho hệ hô hấp của bé.
  • Mẹ nên hút mũi cho bé đúng cách từ 2- 3 lần mỗi ngày để trẻ hít thở được dễ dàng hơn và cũng phần nào đỡ ho hơn.
  • Mẹ nên giữ ấm cho bé khi thời tiết trở lạnh. Đồng thời, không nên mở máy điều hòa ở nhiệt độ thấp hoặc mở máy quạt to hướng thẳng đến người bé khi con ngủ.
  • Không cho bé uống thuốc tây, thuốc kháng sinh nếu chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Mẹ không nên bế con ra ngoài khi trời lạnh và nhiều gió, đặc biệt không nên đưa trẻ sơ sinh còn quá nhỏ đến chỗ đông người để tránh việc bé bị lây nhiễm thêm các bệnh khác.
  • Mẹ không nên giảm bớt cữ bú khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho, bởi vì lúc này trẻ đang cần được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn. Vì vậy, mẹ hãy cho con bú đủ lượng sữa cần thiết để giúp bé đủ sức chống lại bệnh tật nhé.
  • Trong trường hợp bé bị ho kéo dài kèm theo những triệu chứng như sốt cao, khó thở, bú kém…thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bé được chữa trị đúng cách.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…