Trong những năm đầu đời, phần lớn trẻ sơ sinh đều có thể bị cảm lạnh lên tới chục lần và tỉ lệ mắc bệnh cao hơn khi đi nhà trẻ. Điều trị cảm lạnh ở trẻ sơ sinh phần lớn là giảm bớt các triệu chứng như chữa ho và sổ mũi cho bé. tuy nhiên trẻ sơ sinh cần được đi khám nếu có dấu hiệu của cảm lạnh để đảm bảo rằng đây không phải là bệnh viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
Những triệu chứng cơ bản khi trẻ bị mắc cảm lạnh
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh thông thường ở bé đó là:
- Mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi
- Nước mũi lúc đầu có thể trong nhưng có thể đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh
- Sốt, hắt xì, ho kéo dài
- Chán ăn, cáu gắt
- Khó ngủ, khó ăn do nghẹt mũi hoặc ho dai dẳng
Do yếu tố chủ quan:
Do cơ địa của trẻ dễ dị ứng, khả năng đề kháng kém
Do yếu tố khách quan:
Do thay đổi thời tiết, trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi dẫn đến ho. Đối với những đứa trẻ khỏe mạnh, khi thời tiết tay đổi sẽ không ảnh hưởng nhiều, nhưng trẻ sơ sinh khả năng đề kháng kém hoặc cơ địa dễ dị ứng thì cơ thể phản ứng mạnh mẽ hơn.
Nắm được nguyên nhân gây bệnh giúp các mẹ có biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con mình tốt hơn trước những yếu tố chủ quan cũng như có cách phòng tránh, bảo vệ trẻ trước những yếu tố khách quan gây bệnh.
Nguyên nhân của việc bé ho và sổ mũi kéo dài
Cảm lạnh là nhiễm trùng ở mũi và họng (nhiễm trùng đường hô hấp trên) có thể do một trong hơn 100 loại virus gây ra và loại phổ biến nhất là Rhinoviruses.
Một khi đã bị nhiễm virus, em bé của bạn thường trở nên miễn dịch với virus đó, nhưng vì rất nhiều virus gây cảm lạnh nên em bé của bạn có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, một số loại virus đặc biệt không tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài.
Một loại virus cảm lạnh xâm nhập vào cở thể của bé qua đường miệng, mũi hoặc mắt của bé bằng cách:
Không khí. Khi người bệnh khác ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì người đó có thể trực tiếp truyền virus cho trẻ.
Tiếp xúc trực tiếp. Người bị bệnh cảm lạnh chạm vào tay em bé có thể truyền virus cảm lạnh cho em bé và sau đó bé tự chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.
Bề mặt bị nhiễm bẩn. Một số virus sống trên bề mặt trong hai giờ hoặc lâu hơn. Em bé của bạn có thể bị nhiễm virus bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi.
Điều trị ho và sổ mũi cho bé
Vệ sinh mũi cho trẻ dễ chịu
Dùng bóng hút: Phương pháp này thích hợp cho sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặt trẻ nằm ngửa, lần lượt làm từng bên mũi. Nhỏ 2 đến 6 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi, chờ một lát cho nước muối ngấm dần. Bóp xẹp quả bóng đẩy không khí ra rồi nhẹ nhàng đưa đầu hút của quả bóng vào mũi trẻ. Thả tay để dịch nhầy và mũi bị hút vào trong bóng. Bóp đẩy khí và dịch trong bóng vào giấy vệ sinh. Lặp lại cho đến khi nào sạch mũi (chỉ thấy nước trong). Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và bàn tay người làm trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng cho trẻ. Mỗi ngày có thể làm 2-3 lần hoặc nhiều hơn tùy theo tình trạng xuất tiết dịch mũi của trẻ.
Dùng dây hút mũi: Cách này tương tự như dùng bóng hút, chỉ khác là người lớn dùng miệng hút mũi của trẻ thông qua hệ thống dây một chiều. Tuyệt đối không được thổi hơi vào dây khi vệ sinh mũi sẽ làm vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.
Dùng chai xịt phun sương: Trước hết cần lấy bớt nhầy mũi cho trẻ. Nếu trẻ lớn hãy bày cho trẻ xì mũi. Trẻ nhỏ dùng giấy ăn loại sạch mịn, cuộn thành bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ để thấm hút bớt nước và kéo ra theo một chút nhầy. Sau đó xịt mỗi bên 1-2 nhát, chú ý để đầu chai xịt hướng ra phía ngoài má. Nên chọn loại chai xịt mà lực bắn tia nhẹ nhàng cho trẻ bớt sợ và bớt đau mũi. Ngày làm 4 – 6 lần, tùy theo tình trạng tiết nhầy mũi.
Bơm rửa mũi: Là cách rửa mũi mà bơm nước vào bên này sau đó nó chảy ra bên kia. Đây là phương pháp gây nhiều tranh cãi nhất về vấn đề gây ra viêm tai giữa. Vậy có nên làm phương pháp này không? Hoàn toàn có thể nếu bố mẹ được chỉ dẫn cách làm đúng và đứa trẻ hợp tác hoặc ít ra là không phản kháng. Bởi hầu hết trẻ con không ưa cách vệ sinh mũi này nên thường la khóc giãy đạp rất mạnh. Như vậy thì không nên dùng phương pháp này cho trẻ, vì nhầy mũi chưa lấy được mà đã làm con hoảng sợ, đó cũng là một loại chấn thương tâm lý. Chỉ có trẻ nhỏ mấy tháng đầu hoặc những trẻ được làm từ nhỏ xíu và đã quen thì mới chịu phương pháp này. Và cũng chỉ nên sử dụng biện pháp bơm rửa mũi khi các phương pháp trên không hiệu quả, trẻ còn nghẹt mũi nhiều do nhiều nhầy ở sâu.
Làm ẩm không khí. Chạy máy tạo độ ẩm bằng nước mát trong phòng của bé có thể làm giảm nghẹt mũi. Thay nước hàng ngày và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để vệ sinh thiết bị.
Khi nào thì trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải đi gặp bác sĩ
Đối với trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên ho, hoặc những trường hợp trẻ sơ sinh ho nhiều quá, ho đến mức không ăn không ngủ được, nôn mửa, khò khè, thở nhanh, thở rít, ho chảy nước mắt ra thì các mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc cũng như để tình trạng bệnh kéo dài.