Trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê nặng khi tắm lá sai cách

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê không còn là vấn đề quá xa lạ. Tuy nhiên nhiều mẹ đã áp dụng sai cách khiến cho tình trạng không những không suy giảm mà còn tiếp diễn lâu hơn. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Vnshop để hạn chế tình trạng này!

Nổi hạt kê là gì

Hạt kê nổi trên da bé thực chất là những nang chứa chất nhờn, bản chất là keratin. Những hạt kê chỉ to bằng đầu kim, màu trắng nhạt. Những hạt này xuất hiện trên da ở gần như mọi vùng cơ thể. Một số nơi như nướu hoặc vòm họng cũng có thể có.

Theo ước tính của cơ quan y tế, gần 50% các sơ sinh mắc phải tình trạng này. Ngay cả những bé 1 đến 2 ngày tuổi cũng đã bị nổi hạt kê mọc nhiều ở má, mũi và cằm. Nổi hạt kê không phải hiện tượng nguy hiểm. Trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hay vài tháng tùy thuộc cơ địa của bé. Nhưng một số mẹ áp dụng phương pháp tắm lá cho bé sai cách khiến tình trạng không chấm dứt được.

Hạt kê hay còn gọi là mụn milia, mun sữahoặc nang kê. Tuy nhiên “hạt kê” là tên gọi thông dụng của tình trạng này.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê

Nguyên nhân được các bác sĩ đưa ra là do có sự ứ đọng của các chất bã hoặc do kích thích tố của mẹ còn lưu lại nên ở vùng trán, mũi, gò má, cằm của trẻ. Nếu bé không bị ngứa và cũng không quấy khóc gì thì có thể hoàn toàn yên tâm. Sau một thời gian lớp thượng bì cũ tróc đi, da mới được tái tạo thì sẽ bình thường trở lại. Nhưng nếu bé có hiện tượng dùng tay dụi mặt mũi do ngứa. Đồng thời ban đêm bé không ngủ được, quấy khóc, cân nặng không tăng thì phải có cách điều trị ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh bị nổi hạt kêBiểu hiện cho biết trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê

Nhìn chung việc nhận biết việc nổi hạt kê khá đơn giản. Cha mẹ có thể tham khảo một số đặc điểm sau:

  • Hạt kê có màu trắng nhạt.
  • Kích thước của hạt nhỏ hơn khoảng 3mm.
  • Thường xuất hiện chủ yếu tại các vị trí như ở mặt, mí mắt và má.
  • Đôi khi rải rác hoặc tập trung thành từng đám trên da.
  • Cũng có thể xuất hiện các sẩn màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ. Hoặc mụn mủ trắng xen lẫn ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán.
  • Bé có thể thường có động tác dùng tay dụi vùng da bị nổi hạt kê.

Phân biệt mụn kê với mề đay, rôm sảy

Cách trị mụn kê khác với cách chữa trị mề đay hoặc rôm sảy. Nên cha mẹ cần xác định rõ hiện tượng để có phương pháp đúng đắn. Tránh trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Không những không suy giảm mà còn tiếp diễn lâu hơn.

Mụn kê là chỉ to bằng đầu kim, màu trắng nhạt xuất hiện chủ yếu ở mặt, mí mắt và má.

Mề đay là các nốt phát ban có màu đỏ. Sau một thời gian các mề đay bắt đầu phù nề, mẩn ngứa khiến bé rất khó chịu.

Rôm sảy là các mụn nước tròn dưới da, mẩn đỏ gây ngứa. Rôm sảy thường xuất hiện tập trung ở vùng trán, cổ, vai, ngực và bụng.

Tác hại của việc tắm lá sai cách

Tuy nổi kê không phải hiện tượng quá nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh nhưng nhiều bé vẫn không thể chấm dứt hoàn toàn. Nguyên nhân có thể là do cơ địa của bé. Nhưng cũng có những trường hợp là do mẹ đã sử dụng sai cách trị hạt kê cho bé. Hậu quả xấu nhất có thể là những mụn kê gần như không thể chấm dứt. Mà sẽ theo bé tới tận lúc trưởng thành.

Tác hại của tắm lá sai cách

Có nhiều phương pháp được lưu truyền, tuy nhiên phương pháp được cho là an toàn và hiệu quả nhất là tắm hạt kê. Hạt kê có chứa đầy đủ tất cả Vitamin (B1, B2, A, E), protein, cùng rất nhiều các loại khoáng chất như phốt pho, mangan, sắt, đồng,… rất có lợi cho bé.

https://tintuc.vnshop.vn/tam-hat-ke-cho-tre-so-sinh/

Một số lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê

Trong thời gian trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê, cha mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý sau để bé sớm chấm dứt tình trạng nổi mụn kê:

  • Sử dụng nước ấm, chậu tắm và khăn mềm sạch để tắm cho bé hàng ngày.
  • Kì cọ cho bé thật nhẹ nhàng và chậm rãi.
  • Không sử dụng nước quá nóng vì có thể làm làn da mỏng manh của bé bị bỏng, phỏng rộp.
  • Chỉ được sử dụng loại sữa tắm cho trẻ có nguồn gốc rõ ràng, các thành phần an toàn cho da bé, không làm da bé bị kích ứng.
  • Trừ lúc tắm, các khoảng thời gian còn lại thì cha mẹ nên giữ cho bé luôn khô thoáng.
  • Quần áo, khăn xô và tã chéo cần phải được giặt thật kỹ. Vừa để loại bỏ chất bẩn và các tác nhân gây hại vừa loại bỏ sạch chất tẩy rửa có thể làm kích ứng da bé.
  • Nên sử dụng quần áo làm từ 100% cotton. Vì chất liệu này thấm hút mồ hôi rất tốt.
  • Chăn màn của bé cũng cần được giặt, làm sạch thường xuyên.
  • Tuyệt đối không được bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ lên da bé mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bất thường phải đưa ngay đến các cơ sở y tế uy tín.

Trên đây là những thông tin để cha mẹ tham khảo khi bé yêu bị nổi hạt kê. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp cha mẹ bớt âu lo hơn. Cảm ơn độc giả đã ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…