Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc tống xuất dị vật lọt vào đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ho cũng là một triệu chứng phổ biến thường xuất hiện trong các bệnh về đường hô hấp, vì thế cha mẹ phải cẩn thận xác định kỹ biểu hiện của bệnh để điều trị và chăm sóc cho bé đúng cách. Cùng vnshop tìm hiểu thêm về dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng và hệ miễn dịch non nớt, khiến cho các vi khuẩn, vi sinh vật dễ dàng tiếp xúc với cơ thể của bé, từ đó dẫn đến việc các bé bị mắc phải các triệu chứng như cảm, hắt xì, sổ mũi,… và đặc biệt là ho.
Tuy nhiên, ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc tống xuất dị vật lọt vào đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường hô hấp, ho giúp đường hô hấp thông thoáng, tống xuất đờm, dịch mũi họng… ra ngoài. Có hai kiểu ho điển hình ở trẻ sơ sinh:
- Ho khan: Ho khan xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Trẻ sơ sinh bị ho khan là do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản dưới sự thay đổi của nhiệt độ về chiều tối và ban đêm, đôi khi kèm theo triệu chứng thở khò khè.
- Ho có đờm: Đây là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm nhầy có màu trắng hoặc xanh.
Cách nhận biết một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh bị ho do mắc phải các bệnh như cảm lạnh, cúm
Các dấu hiệu đi kèm với cảm lạnh hoặc cúm bao gồm ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, cổ họng đau rát,… Trong giai đoạn này, trẻ thường bị ho khan, nhưng tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơn ho của bé có thể kèm thêm đờm cùng với sốt nhẹ vào ban đêm.
Việc mắc bệnh cảm lạnh hay cảm cúm thông thường là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị ho. Bé ho do cảm lạnh thường có các dấu hiệu sau:
- Nghẹt mũi
- Có các dấu hiệu của bệnh viêm họng
- Ho khan
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh, bé có thể có: ho có đờm nhớt, sốt nhẹ vào ban đêm.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh khí phế quản
Bé bị viêm thanh khí phế quản cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị ho. Ở trường hợp này, khi khí quản và thanh quản bị viêm sẽ khiến cho lớp màng khí quản bị sưng làm cho trẻ sơ sinh bị khó thở. Bệnh này thường xảy ra vào ban đêm nên sẽ khiến cho trẻ cảm thấy rất khó chịu, quấy khóc do bị khó thở. Nếu như bé xuất hiện tình trạng khó thở kèm với sốt cao thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chăm sóc y tế kịp thời.
Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh phế quản:
- Trẻ sơ sinh thở yếu
- Bé ho từng cơn ngắn và tiếng ho khá lớn
- Bé thở nghe như tiếng ngáy hay tiếng huýt sáo qua kẽ răng
- Da bé tái xanh
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ cố vận động các cơ quanh mũi, cổ và cánh tay để dễ thở hơn.
Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn hoặc viểm phế quản
Trong trường hợp này, các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện sau khi bé vừa mới bị cảm lạnh, sổ mũi. Theo các chuyên gia bác sĩ nhi khoa thì bệnh hen suyễn ít xuất hiện ở những trẻ ở độ 2 tuổi trở xuống, trừ khi bé bị bệnh eczema (chàm) và có thể trong gia đình có người bị dị ứng và hen suyễn.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường gặp vào mùa thu, mùa đông và có thể kèm theo sốt nhẹ, ăn ít hoặc bỏ ăn. Hầu hết các trường hợp viêm phế quản ở trẻ sơ sinh đều do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Loại virus này có thể gây ra bệnh cảm lạnh thông thường ở trẻ độ tuổi 3 trở lên, nhưng nếu loại virus này thâm nhập vào trọng phổi của bé sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Trẻ sơ sinh bị ho gà
Theo các chuyên gia y tế, bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh thường rất khó để nhận biết do các triệu chứng không rõ ràng, có thể gây nhầm lẫn nếu như không kiểm tra cẩn thận. Vì vậy việc xác định nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị ho gà rất khó khăn.
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của bé do vi khuẩn Bordetella pertussis, hơn nữa bệnh này còn có tính truyền nhiễm, có thể dễ dàng lây nhiễm sang cho người khác khi có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh hoặc do không khí bên trong có chứa vi khuẩn gây bệnh.
Cha mẹ có thể tham khảo thêm qua bài viết: Những điều cha mẹ nên biết khi trẻ sơ sinh bị ho gà
Nên làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho
Chăm sóc cho bé, tập chung điều trị triệu chứng
- Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ: Mẹ nên cho bé bú sữa đầy đủ, có thể cho bé uống thêm chút nước. Việc này có tác dụng làm loãng dịch đờm giúp bé ho dễ dàng hơn.
- Không được dùng thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh một cách tùy tiện: Các bác sĩ ở Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh. Các loại thuốc này đôi khi còn gây những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Giảm ho: Nếu bé bị ho do nghẹt mũi (ngạt mũi), để giảm cơn ho của bé, bạn có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi bé, dùng máy phun sương để tạo ẩm giúp bé dễ thở hơn. Nếu bé lớn hơn một tuổi, bạn có thể cho bé uống mật ong pha với nước ấm để làm loãng đờm.
- Thuốc hạ sốt: Bạn có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh nếu con sốt cao. Song nếu bé sốt cao hơn 38°C và có dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc… bạn nên đưa con đi khám ngay. Việc trẻ dưới 4 tháng tuổi bị sốt, thậm chí là sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Phòng tránh, ngăn ngừa các triệu chứng cho bé
- Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
- Giữ ấm cho trẻ.
- Nếu cho trẻ nằm điều hòa cần bổ sung đầy đủ độ ẩm trong không khí.
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị nhiễm khuẩn.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
- Hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như nước hoa.
- Không để trẻ tiếp xúc quá gần với các vật nuôi, có thể khiến lông vật nuôi bay vào mũi trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Qua bài viết trên, vnshop mong rằng những thông tin được đưa ra sẽ giúp cho cha mẹ tốt hơn trong việc nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ho, từ đó có thể xác định, điều trị, phòng ngừa kịp thời cho bé. Xin chân thành cảm ơn các cha mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại cha mẹ ở các bài viết tiếp theo.