Tình trạng bé có đờm ở cuống họng và khoang mũi rất phổ biến ở trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển. Vậy cha mẹ có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh ? Cùng vnshop tìm hiểu thêm về câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh có đờm
Trong quá trình phát triển của trẻ, tình trạng bé có đờm trong cổ họng rất thường gặp ở trẻ em trong giai đoạn này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do trẻ được sinh bằng giải pháp đẻ mổ, hoặc có thể do trẻ bị nhiễm bệnh hay do sự thay đổi của thời tiết.
Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ được sinh ra theo cách thông thường thì các chất nhầy, chất bẩn sẽ đi ra ngoài cơ thể của bé cùng với nhau thai, nên sức đề kháng của những bé được đẻ theo phương pháp thông thường sẽ tốt hơn. Còn đối với những trẻ được sinh ra theo phương pháp đẻ mổ, không đi qua đường sinh tự nhiên sẽ rất dễ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp do lồng ngực của bé không bị ép chặt khi được sinh ra, khiến cho các chất dịch bị ứ đọng bên trong lại phổi của bé, khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị đờm trong quá trình phát triển.
Ngoài ra, đối với một số bé khi được sinh ra có sức đề kháng yếu kém rất dễ bị nhiễm các bệnh lạnh, gây ra các biểu hiện của các bệnh như cảm, sốt, ho, các bệnh về đường hô hấp. Khi đó, chất nhầy sẽ chất đầy khoang mũi của bé, do bé còn nhỏ nên không thể tự đưa chất nhầy ra khỏi cơ thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu và nếu không để ý kịp thời còn có thể khiến cho bé ngừng thở.
Có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh ?
Trẻ sơ sinh thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp gây sổ mũi, khó thở do chất nhầy bên trong còn bị đọng lại cùng với việc những bé ở độ 2 tuổi trở xuống vẫn còn chưa biết cách tự đưa chất nhầy ra khỏi cơ thể. Vì thế việc cha mẹ hỗ trợ cho bé bằng cách hút đờm là rất cần thiết vì nếu để tình trạng bé bị đờm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới đường hô hấp của bé.
Tuy nhiên, cha mẹ nên hút mũi cho bé chỉ trong các trường hợp sau:
- Trẻ còn nhỏ tuổi, bị khò khè khó thở nhưng không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm ra ngoài.
- Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn để đảm bảo sự thở.
- Khi trẻ gặp các vấn đề về hô hấp gây khó khăn đồng thời về sự thở và ăn uống như: Ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, cúm ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm…
- Trẻ sốt cao, từng có biểu hiện co giật, hay bị khó thở.
- Lưu ý chỉ được hút hút cho trẻ khi đã có chỉ định của bác sĩ.
Hút đờm cho bé thế nào cho đúng ?
Trên thực tế, việc hút đờm có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, khi bé vẫn chưa có khả năng tự khạc ra đờm nên cần phải được cha mẹ hỗ trợ bằng các dụng cụ để lấy đờm ra ngoài.
Tuy nhiên, việc hút mũi cho bé bằng dụng cụ hỗ trợ không phải cứ dùng như bình thường. Trước khi hút mũi cho bé, cha mẹ nên tìm đến các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn thêm cũng như được hướng dẫn về cách hút mũi đúng cách cho bé. Nếu như cha mẹ không làm theo chỉ định của các bác sĩ thì sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho con em ở nhà, gây tình trạng tổn thương xuất huyết niêm mạc, chảy máu sau trong khi hút đờm.
Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý không nên hút đờm trực tiếp cho bé khi chưa nắm bắt chính xác kỹ thuật vì điều này không những làm cho bé cảm thấy khó chịu mà còn có thể gây thêm nguy cơ bé bị nhiễm các vi khuẩn khác khiến cho triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, có một phương pháp đơn giản giúp làm tiêu đờm mà các mẹ vẫn thường sử dụng chính là dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này khá phức tạp nên không phải bố mẹ nào cũng có thể thực hiện được vì trẻ còn nhỏ, nếu như rửa mũi không cẩn thận và không đúng cách sẽ có thể khiến cho trẻ bị sặc và gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu như sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ thì cha mẹ nên thực hiện đúng cách và không nên làm khi trẻ đang quấy khóc.
Một số lưu ý khi cha mẹ hút đờm cho trẻ sơ sinh
Do trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi còn yếu ớt và dễ tổn thương, vì thế cha mẹ phải cực kỳ cẩn thận khi hút mũi cho bé và cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cha mẹ trước khi tiến hành hút đờm dãi cho trẻ phải đảm bảo thực hiện quá trình vô trùng bằng cách vệ sinh sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.
- Thực hiện các thao tác vệ sinh mũi cho bé thật nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng hút mũi cho trẻ bằng ống bơm vì ống bơm có thể gây tổn thương các cấu trúc của mũi gây chảy máu, sưng nề mũi dẫn đến làm tăng tình trạng khó thở ở trẻ.
- Không nên thực hiện việc hút đờm dãi ở mũi, miệng, họng quá 2 – 3 lần/ngày. Vì rất có thể sẽ làm mỏng thành mũi, tạo những tổn thương không đáng có cho trẻ. Nên tiến hành rửa mũi cho trẻ trước khi ăn và khi trẻ còn thức.
- Sau khi hút đờm rãi cho trẻ, vệ sinh lại mũi miệng họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Lưu ý không được nhỏ nước muối liên tục quá 4 lần/ngày, điều này có thể dẫn tới tình trạng khó thở nghiêm trọng hơn.
- Nếu trong quá trình rửa mũi bằng nước muối sinh lý bé có hiện tượng bị hắt hơi thì các mẹ đừng lo lắng vì các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé. Mặt khác, phản xạ hắt hơi cũng có thể hỗ trợ một phần để đẩy nốt những đờm rãi còn chưa hút được ra ngoài. Trường hợp trẻ bị phản ứng mạnh, nên dừng việc hút đờm rãi cho trẻ và thử lại trong vài tiếng sau đó.
- Cho bé uống đủ nước, tăng cường bú mẹ.
- Vệ sinh đúng cách, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế. Thử lực hút của máy hút trước khi tiến hành hút đờm cho trẻ.
- Sau mỗi lần hút đờm dãi cho trẻ cần vệ sinh làm sạch tất cả các bộ phận của máy móc thiết bị cũng như các dụng cụ hút đờm bằng xà phòng, nước ấm hoặc có dung dịch sát khuẩn thì càng tốt.
- Nếu rửa mũi cho bé trong 3 ngày không thấy đỡ thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay vì có thể trẻ đã bị viêm phổi, viêm phế quản.
Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng đã phần nào giải đáp được câu hỏi có nên hút đờm cho trẻ sơ sinh không ? Mong rằng những thông tin được đưa ra ở trên sẽ giúp cho cha mẹ có thể chăm sóc con em mình tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn các bậc cha mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại ở những bài viết theo.