Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách là một trong những kỹ năng đầu tiên mà cha mẹ nào cũng nên biết. Bài viết sau sẽ trình bày chi tiết nhất có thể để hỗ trợ các bậc phụ huynh.

Cách đóng bỉm

Hướng dẫn chi tiết cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh

Sau đây là các bước thay bỉm cho bé đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Để thay bỉm cho bé một cách hoàn hảo nhất, mẹ cần chuẩn bị sẵn bỉm sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm. Nên để các đồ dùng này trong tầm tay để có thể thao tác thuận tiện nhất.

Một điểm nữa cần lưu ý là cần rửa sạch tay trước khi thay bỉm cho bé.

Bước 2: Tháo tã bẩn cho trẻ

  1. Cha mẹ hãy làm vui vẻ quá trình thay tã bằng cách trò chuyện với bé. Điều này có thể thu hút sự chú ý của bé. Công việc sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Vừa trò chuyện vừa nhẹ nháng cởi bỉm cũ cho bé.
  2. Sử dụng một tay cầm vào 2 cổ chân bé rồi thật nhẹ nhàng nhấc mông bé lên rồi kéo nhanh bỉm cũ ra.
  3. Sử dụng mặt trước của bỉm để lau qua phần phân hoặc nước tiểu dính trên da bé.

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ cho bé

  1. Sử dụng khăn sạch kết hợp với nước ấm lau từ trước ra sau. Sau đó gập khăn lại để lấy mặt sạch lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông.
  2. Sử dụng khăn khô lau lại cho bé 1 lần nữa.

Lưu ý: Đối với bé trai thì mẹ nên phủ lên vùng kín của bé một chiếc khăn nhỏ, sạch để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt.

Bước 4: Mặc bỉm mới

  1. Lấy bỉm mới đã chuẩn bị ở bước 1. Sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn bỉm mới vào dưới 2 chân bé.
  2. Bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi kéo bỉm lên ngay ngắn cho bé. (Đây là cách đóng bỉm không bị hăm dành cho trẻ sơ sinh).
  3. Đối với bỉm dán, bạn kéo miếng dán sao cho vừa đủ để ôm lấy người trẻ. Còn đối với bỉm quần thì mẹ nên chọn cho bé loại vừa vặn nhất có thể. Tránh gây nên các vết hằn trên da bé. Việc này có thể làm bé thấy khó chịu.
  4. Sau khi đã mặc bỉm xong mẹ hãy đặt bé vào chỗ nằm an toàn, ấm áp. Cuối cùng là dọn dẹp và rửa tay thật sạch sẽ.

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, các bước đóng bỉm cũng tương tự như trên. Tuy nhiên có một số điểm cần bổ sung. Cụ thể như sau:

  1. Tại bước  3: Vệ sinh sạch sẽ cho bé. Cha mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da.
  2. Tại bước 4: Mặc bỉm mới. Sau khi bôi kem chống hăm cho bé, bạn nên gập một phần của tã giấy xuống để nó không che qua cuống rốn, giúp cuống rốn luôn khô ráo. Rồi mới kéo miếng dán sao cho vừa đủ để ôm lấy người trẻ.

Cách thay bỉm cho bé sơ sinh

Lưu ý cách đóng bỉm cho từng giới tính riêng

Cách đóng bỉm cho bé trai sơ sinh: Cha mẹ nên để bộ phận sinh dục của con chúi xuống. Như vậy nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Khi chọn bỉm cho bé trai, bạn nên chọn loại có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

Cách đóng bỉm cho bé gái sơ sinh: Cha mẹ nên chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.

Có nên cho trẻ sơ sinh mặc bỉm cả ngày

Nhiều phụ huynh cho rằng mặc bỉm nhiều có thể làm bé trai bị một số hiện tượng như trẻ bị hẹp bao quy đầu, làm hỏng “hạt lạc” của bé hay làm chân bé bị vòng kiềng. Đây hoàn toàn là những ý kiến sai sự thật. Điều này đã được các bác sĩ chuyên khoa khẳng định rất rõ ràng nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Bài viết trên đây là cách đóng bỉm cho bé sơ sinh và một số lưu ý trong quá trình đóng bỉm. Hy vọng bài biết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm những kiến thức tham khảo bổ ích. Xin cảm ơn vì đã ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…