Súp cua là món ăn khá quen thuộc và chứa nhiều đạm, canxi có ích cho sự phát triển chiều cao và thể trạng của trẻ. Tuy nhiên, để nấu được món súp cua chuẩn vị, giữ được dưỡng chất và phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi, trẻ ăn dặm không phải là điều đơn giản. Hãy cùng bắt tay vào và thực hiện theo công thức dưới đẩy để có món súp cua ngon cho bé nào!
Cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi
Để trẻ quen dần với các loại hải sản, cha mẹ có thể cho trẻ ăn từ từ từng ít một và tăng dần trong những tháng tiếp theo. Sau 1 tuổi, cha mẹ có thể chế biến các món ăn từ cua cho bé nhằm bổ sung nguồn canxi vượt trội, phòng tránh nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương.
Bạn có biết rằng, qua giai đoạn 6 tháng đầu, nguồn sữa mẹ sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé lớn lên mỗi ngày. Do vậy, các chuyên gia đều khuyên sau 6 tháng, mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ nhiều thực phẩm khác nhau như sữa ngoài, váng sữa, thực đơn ăn dặm,… Chính vì vậy, theo từng giai đoạn mà dinh dưỡng của bé cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Súp cua sẽ là món ăn bổ dưỡng đảm bảo bé nhất định rất yêu thích.
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi
- 500g xương ức gà
- 200g thịt gà
- Cua
- 1 quả trứng gà
- Bột năng
- Hành lá hoặc ngò rí
Các bước nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Xương ức gà khi mua về, bạn cho vào rửa sạch với nước muỗi pha loãng hoặc vắt vào một ít nước cốt chanh để khử mùi tanh của gà. Sau đó, vớt ra và cho vào nấu nước dùng. Bạn cũng có thể nấu bằng xương heo nhưng đối với trẻ dưới 1 tuổi, xương gà sẽ dễ ăn hơn.
– Thịt gà sau khi mau về bạn cũng mang rửa sạch, rồi cho vào nồi nước dùng gà luộc chín, rồi vớt ra xé nhỏ, bỏ da để trẻ dễ ăn.
– Cua mua về bạn đem chà rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi hấp chín. Tiếp đến, bỏ vỏ, bỏ mai rồi gỡ lấy thịt cua. Lưu ý, cẩn thẩn không để vỏ cua rơi vào thịt vì khiến trẻ bị hóc.
Bước 2: Nấu súp
– Nước dùng gà sau khi nấu từ 2 – 3 tiếng thì bạn vớt xương ra, lọc lấy nước dùng, lọc khoảng 2 lần để nước dùng thật trong và không có cặn. Sau đó, bạn hòa tan bột năng với nước rồi cho vào nồi nấu với lửa nhỏ. Tiếp theo, bạn đập trứng, hòa tan rồi cho vào nồi như bột năng rồi khuấy đều. Nấu đến khi hỗn hợp sền sệt thì bạn cho thịt cua và thịt gà xé nhỏ vào.
Bước 3: Nêm nếm
– Nêm nếm món ăn với ít muối, đường cho vừa khẩu vị và không nên bỏ ớt hay tiêu vì không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Sau cùng, bạn cho hành lá và ngò rí cắt nhuyễn vào. Khi cho bé ăn bạn có thể cho thêm một muỗng dầu olive vào để làm đậm đà hương vị của súp cua.
Cách nấu súp cua cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu súp cua cho bé ăn dặm
- Cua biển
- 1 hột gà ta
- 400g xương ống
- 1 trái bắp
- 200g đậu Hà Lan
- Bột ngô
- Hành lá
- Ngò rí
- Nước mắm ngon, muối ăn, hạt nêm, bột ngọt
Các bước nấu súp cua cho bé ăn dặm
Bước 1: Nấu nước dùng
– Xương ống khi mua về bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi chặt thành từng khúc vừa ăn. Sau đó, cho vào nồi rồi nấu trong khoảng 2 – 3 tiếng để lấy nước dùng.
Bước 2: Sơ chế cua
– Để có món súp cua cho bé ăn đặm được thơm ngon, bạn nên chọn những con cua biển tươi ngon không được chọn những con cua đã chết. Sau đó, cua biển khi mua về, rửa sạch đất cát rồi cho vào nồi luộc chín và gỡ lấy thịt cua cho vào chén riêng. Gỡ xé thật nhỏ để súp cua cho bé ăn dặm dễ ăn và ngon hơn.
Bước 3: Khuấy hỗn hợp bột, trứng
– Bạn hòa bột năng với chút nước, rồi khuấy đều.
– Đập hột gà lấy lòng trắng trứng cho vào một chén nhỏ.
Bước 4: Tiến hành nấu súp cua
– Bạn cho hành băm nhỏ vào chảo dầu nóng, rồi phi thơm. Tiếp theo, cho thịt cua vào xào. Khi thịt cua săn lại, bạn cho nước dùng xương sau khi đã lọc vào cua biển. Nấu súp với lửa nhỏ, rồi cho chén bột năng đã pha vào nồi súp đang sôi và dùng vá khuấy đều súp. Tiếp đến, bạn cho hạt ngô và hạt đậu Hà Lan vào nồi nấu chín. Cuối cùng, bạn cho lòng trắng trứng gà vào nồi rồi khuấy đều theo 1 chiều đến khi trứng tan hết là được.
Bước 5: Nêm nếm
– Nêm nếm súp cua với một ít bột ngọt, đường, hạt nêm, nước mắm rồi khuấy nhẹ để gia vị hòa tan. Sau đó, rắc lên trên ít hành ngò băm nhuyễn là hoàn thành.
Cách chọn cua ngon
Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.
Không nên chọn cua mà khi ấn tay vào yếm thấy mềm thì đó là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
Bạn nên chọn con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.
Muốn ăn cua nhiều thịt thì chọn cua đực, muốn ăn cua có gạch thì chọn cua cái.
Với cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi và súp cua cho bé ăn dặm trên đây, hy vọng các mẹ sẽ mang đến những bữa ăn bổ dưỡng giúp bé cưng của mình nhé! Chúc các bạn thành công.