Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc, giàu dinh dưỡng mà lại rẻ tiền. Trong khoai lang giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất… bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Sau đây là hướng dẫn một số cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà.
Thành phần khoai lang
Khoai lang là một loại củ không chỉ có hương vị thơm ngon, mà nó còn giàu chất chống oxy hóa gọi là beta carotene, rất hiệu quả trong việc tăng nồng độ vitamin A trong máu, đặc biệt là trẻ em.
Khoai lang rất bổ giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ. Chúng có thể được chế biến bằng cách luộc, nướng, hấp hoặc chiên. Chúng có hương vị ngon ngọt, rất dễ ăn no.
Khoai lang thường có màu cam, nhưng cũng có các loại khoai lang có màu khác, chẳng hạn như trắng, đỏ, hồng, tím vàng.
Khoai lang là một nguồn cung cấp tuyệt vời của beta carotene, vitamin C và kali. Các vitamin và khoáng chất giàu dinh dưỡng bao gồm Pro-vitamin A, vitamin C, Kali, Mangan, Vitamin B6,B5 và Vitamin E.
Khoai lang có khả năng tốt cho sức khỏe hơn khoai tây thông thường. Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang có GI thấp hơn, nhiều chất xơ hơn và lượng lớn beta carotene. Ngoài ra khoai lang còn được coi là thần dược điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm thiệt hại oxy hóa.
Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai sống là
Calo: 86
Nước: 77%
Protein: 1,6 gram
Carbohydrat: 20,1 gram
Đường: 4.2 gram
Chất xơ: 3 gram
Chất béo: 0,1 gram
Cách chọn và bảo quản khoai lang
Chọn khoai lang không hề khó. bản thân khoai lang là một trong những loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm ở dưới lòng đất. Vậy nên mức độ an toàn của nó cũng cao hơn những loại thực phẩm khác.
Hãy chọn những củ khoai còn cứng, tươi, không bị dập, nứt hay thâm. Đừng chọn mua củ to quá bởi dễ bị xơ, nên chọn cỡ vừa. Những củ mà bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng, ăn rất đắng lại không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Để bảo quản khoai lang, hãy để ở những nơi thoáng mát, tuyệt đối tránh tủ lạnh bởi như vậy sẽ khiến nó nhanh bị héo và mất mùi vị. Tránh để ở nơi ẩm thấp vì như vậy khoai sẽ mọc mầm. Có thể giữ khoai từ 7- 10 ngày nếu bảo quản tốt. Cũng như các loại thực phẩm khác, khoai lang có thể gọt vỏ và chế biến sẵn và để trong ngăn đá cho bé ăn dần.
Các món ăn chế biến từ khoai lang cho bé
1. Bột khoai lang + bí đỏ hầm
Nguyên liệu
- Khoai lang
- Bí đỏ
Chế biến
- Bí đỏ và khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó đem cho vào nồi và đổ thêm nước để đun sôi. Khi nước đã sôi thì bắt đầu giảm nhỏ lửa và hầm âm ỉ khoảng 5 đến 10 phút cho khoai và bí chín nhừ.
- Tiến hành xay khoai và bí bằng máy xay sinh tố để xay nhuyễn hoặc có thể dùng một cái miễng to để tán nhuyễn ra. Cho thêm một chút nước hoặc sữa bột cho bé đã pha vào, thêm 1 tí bơ hoặc dầu gấc vào sẽ thơm ngon và khiến trẻ ăn được nhiều hơn.
- Có thể làm một lần rồi trữ đông để những lần sau ăn thì rã đông. Sau khi hỗn hợp khoai bí được tán nhuyễn thì chia hỗn hợp đó làm nhiều phần đủ cho 3-5 ngày và cho vào tủ lạnh. Khi có nhu cầu cho bé ăn thì lấy ra hâm nóng lại bằng cách cho vào nồi cơm điện hoặc lò vi sóng quay 1 phút.
2. Khoai lang và bột ăn dặm
Nguyên liệu
- Khoai lang
- Bột ăn dặm loại ngọt
Chế biến
Khoai lang rửa sạch, cắt nhỏ sau đó đem luộc cho chín nhừ và nghiền/ xay mịn với nước hoặc sữa công thức đã pha.
Pha bột ăn dặm với nước ấm theo công thức của từng loại bột ăn dặm. Sau đó cho vào bát bột ăn dặm hỗn hợp khoai lang đã tán nhuyễn và trộn đều lên.
Các loại bột ăn dặm bán sẵn có nhiều hương vị nhưng nên chọn loại ít hương vị như bột gạo sữa hay ngũ cốc để trẻ dễ ăn hơn. Và cho dần dần từ ít đến nhiều hỗn hợp khoai lang để từ đó trẻ sẽ thích nghi với món ăn.
3. Cháo cá khoai lang
Nguyên liệu
- Cá quả hoặc cá basa
- Khoai lang
- Hành tím
- Cháo trắng
- Dầu ăn
Chế biến
- Rửa sạch miếng cá quả, sau đó hấp chín và tán nhuyễn
- Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch và hấp chín, sau đó cũng đem tán nhuyễn
- Băm nhuyễn hành tím và phi thơm với dầu
- Cho hành tím, nước và cháo vào nồi nước sôi, khuấy đều. Tiếp sau đó cho các và khoai lang vào, nêm nếm thêm 1 chút nước mắt và nấu cho sôi, sau đó múc ra bát và cho bé thưởng thức.
4. Soup khoai lang
Nguyên liệu
- Khoai lang
- Hành tây
- Nước dùng (hầm thịt xương hoặc gà)
- Gia vị các loại, dầu ăn và bơ
Chế biến
- Rửa sạch, cắt hành tây thành hạt lựu
- Chọn loại khoai lang bở, gọt vỏ, thái thành lát mỏng
- Nấu chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn rồi cho vào xào hoặc cho hành chín mềm và cho khoai vào xào cùng. Nêm thêm 1 chút gia vị cho ngấm.
- Cho nước dùng vào nồi khoai, nấu với lửa to cho tới khi sôi thì để nhỏ lửa liu riu để nồi súp sôi nhỏ, âm ỉ khoảng 30-40p, đến khi khoai chín mềm hẳn rồi hẵng tắt bếp. Sau đó dùng muỗng cứng tán nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn ra.
5. Cháo khoai lang trứng gà
Nguyên liệu
- Khoai lang
- Sữa công thức
- Trứng gà
Chế biến
Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ rồi hấp chín.
Nghiền nhuyễn khoai bằng tay hoặc máy xay sinh tố, cho thêm một chút sữa công thức hoặc nước lọc
Đun sôi cháo rồi cho hỗn hợp khoai lang đã xoay nhuyễn vào khuấy đều. Thêm vào một nửa lòng đỏ trứng đun sôi khoảng 1-2 phút
6. Khoai lang trộn sữa
Nguyên liệu
- Khoai lang
- Sữa bột đã pha hoặc sữa tươi
Chế biến
Rửa sạch khoai rồi gọt vỏ. Sau đó thái khoai thành miếng hạt lưu và hầm nhừ khoảng 10 đến 12 phút. Đợi khoai nguội thì thêm 4-5 thìa sữa vào.
Tự nghiền bằng tay hoặc cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố đến khi hỗp hợp nhuyễn mịn.
Thêm một chút sữa hoặc bơ để thơm dậy mùi hấp dẫn trẻ.