Hạt Chia Cho Bé Ăn Dặm: Dinh Dưỡng và Cách Chế Biến

Với lượng axit béo Omega-3 lớn gấp 8 lần cá hồi, hạt chia là một trong những loại thực phẩm đặc biệt giúp trẻ hoàn thiện hệ thống thần kinh và não bộ, giúp phát triển trí tuệ và thị lực một cách đầy đủ nhất.


Lợi ích của hạt chia đối với trẻ ăn dặm

Giống như một siêu anh hùng với danh tính bí mật, mặc dù không được nhiều người biết đến và chế biến trong thực đơn hàng ngày, hạt chia lại là một loại “siêu thực phẩm”, chứa đầy những dưỡng chất “siêu năng lực” đặc biệt có lợi đối với trẻ đang trong thời kì ăn dặm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự kì diệu của loại hạt tí hon này nhé.

Hàm lượng Omega-3 cao, hỗ trợ phát triển trí tuệ và thị giác của trẻ

hàm lượng omega 3 trong hạt chia
Hạt chia là một trong những thực phẩm có phần trăm hàm lượng Omega 3 cao nhất

Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa, tiền chất của DHA – hợp chất tối quan trọng chiếm ¼ cấu tạo phần mỡ ở não, là một phần cấu tạo nên màng các tế bào thần kinh ở não DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ và trong võng mạc ảnh, do đó nó còn ảnh hưởng đến thị lực ở mắt. DHA tạo ra các tế bào thần kinh nhạy cảm giúp truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác.

Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nguồn Omega-3 đáng tin cậy nhất là sữa mẹ lại dần bị hạn chế và cần phải được cung cấp từ các nguồn thực phẩm bên ngoài như trứng, sữa, cá.. nhưng với hàm lượng rất ít. Trong khi đó các loại cá biển giàu Omega-3 như cá hồi lại tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng ở trẻ và khuyến khích chỉ nên dùng khi đạt độ tuổi thích hợp, khi hệ miễn dịch của các bé đã cứng cáp hơn.

Dùng hạt chia cho bé ăn dặm, các mẹ có thể hoàn toàn xử lý vấn đề này và cung cấp cho trẻ nguồn Omega-3 chất lượng nhất. Hàm lượng Omega-3 trong hạt chia gấp 8 lần có trong cá hồi giúp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh não bộ cũng như hệ thần kinh của trẻ. Trẻ sẽ nhận thức tốt, phát triển và phản ứng tốt với môi trường hơn.

Thêm vào đó, hợp chất EPA sản sinh từ Omega-3 góp phần ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm cholesterol và triglycerides có trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch của trẻ trong tương lai.

Bổ sung canxi, giúp bé xương chắc khỏe và mau lớn

Với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thể chất, hoàn thiện xương khớp, nhu cầu canxi sẽ rất cao, việc bổ sung canxi đảm bảo nhu cầu cơ thể là điều rất cần thiết.

canxi có trong hạt chia
Sữa cũng không thể so được với lượng canxi có trong hạt chia

Hạt chia là loại thực phẩm dồi dào về canxi, hạt chia là loại thực phẩm dồi dào hàm lượng canxi. Cứ mỗi 100g hạt chia lại chứa tới 631mg canxi (theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kì), nhiều hơn đáng kể so với các thực phẩm từ sữa có cùng khối lượng. Việc giới thiệu hạt chia cho bé ăn dặm giúp cho trẻ mau lớn, mọc răng đầy đủ, khỏe mạnh và không khóc về đêm do nhưng cơn đau thiếu canxi quấy rối.

Một số khoáng chất tốt cho sức khỏe của xương như magiê hay photpho cũng tồn tại trong hạt chia.

Bổ sung nhiều protein và năng lượng

Bổ sung hạt chia thông qua các bữa ăn chính sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau như giúp hình thành và duy trì các cơ bắp và các bộ phận cơ thể khác.

Cứ trong 100gram hạt Chia sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 16gram protein. Do đó, bạn cần có cách sử dụng hạt Chia phù hợp để trẻ có được lượng protein cần thiết hàng ngày.

Giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hạt chia có hàm lượng chất xơ chiếm tới 40% khối lượng, khiến chúng là một trong những nguồn chất xơ chất lượng nhất thế giới.

Do hàm lượng chất xơ hòa tan cao, hạt chia có thể hấp thụ gấp 10 lần 12 lần trọng lượng của chúng trong nước, tạo nên loại gel giống với dịch tự nhiên trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Thêm vào đó, việc giãn nở của hạt chia còn giúp cân bằng thời gian tiêu hóa, giúp cho bé no lâu hơn.

Các cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm

Với những bé ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhỏ hạt chia và nấu cùng với bột ăn dặm. Các bé đã có thể ăn được cơm và thức ăn, mẹ có thể trộn hạt chia với các loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày của bé. Nếu bé muốn uống hạt chia, mẹ cũng phải nghiền nhỏ ra và pha với nước nhé. Độ tuổi bắt đầu sử dụng hạt chia là khi bé đã cai sữa và chuyển qua giai đoạn ăn dặm.

Nhìn chung, hàm lượng dưỡng chất trong hạt chia tương đối cao nên khó có thể sử dụng làm nguyên liệu gốc cho các món ăn giống như yến mạch. Các mẹ nên sử dụng hạt chia như một loại topping kèm theo đồ ăn trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ.

Cháo sữa yến mạch hạt chia

cháo yến mạch hạt chia cho bé ăn dặm

Cháo sữa yến mạch hạt chia là món ăn giàu chất xơ, canxi và protein, giúp bé hấp thụ tốt và no lâu. Bên cạnh phương pháp ngâm hạt chia dưới đây, các mẹ cũng có thể xay mịn hạt chia và nấu cùng với yến mạch.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 15g yến mạch
  • 5g hạt chia
  • 10ml sữa tươi không đường

Cách làm:

  • Ngâm hạt chia trong nước ấm từ 15-20p cho tới khi nở mềm.
  • Đun yến mạch cùng với sữa cho tới khi mềm hạt.
  • Lọc hạt chia qua rây, cho phần gel ấm vào hỗn hợp yến mạch và sữa

Trộn hạt Chia vào nước ép, sữa chua

sinh tố hoa quả với hạt chia

Vì hạt chia không mùi vị, nên để bé đỡ ngán, nên cho hạt chia vào sinh tố, nước ép hoặc sữa chua để tạo nên một bữa tráng miệng đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt nhuận tràng, hỗ trợ đáng kể tình trạng táo bón của các bé trong thời kì ăn dặm.

Pudding hạt chia

pudding hạt chia và topping

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300ml sữa hạnh nhân hoặc sữa dừa
  • 60g hạt chia
  • Nửa thìa cà phê vani
  • 1 thìa sirô lá phong

Cách làm:

  • Dùng cây đánh để trộn đều sữa, hạt chia, sirô lá phong và vani.
  • Đậy kín và để trong tủ lạnh qua đêm (ít nhất 6 giờ). Pudding hạt chia sẽ lên kem và có kết cấu dày hơn. Nếu chưa có kết cấu như vậy, nên thêm hạt chia, khuấy đều và bỏ vào tủ lạnh trong một giờ tiếp.
  • Trang trí với hoa quả tùy ý.

 

 

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…