Cách Nấu Cháo Cua Cho Bé Ăn Dặm Khỏe Xương, Mau Lớn

Cua là một trong loại thực phẩm giàu đạm bậc nhất và cha mẹ có thể cho con ăn trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên đây cũng là nguyên liệu khó xử lý để làm nên được món ăn ngon, phù hợp với vị giác còn non yếu của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm ngon miệng và khỏe mạnh.


Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cua

dinh dưỡng tuyệt vời của cua

Cua là một trong nguồn đạm nạc chất lượng nhất mà con người có thể hấp thụ. Trung bình mỗi 3 ounces thịt cua chứa trung bình 17 gram protein. Đạm protein là một trong những dưỡng chất quan trọng trong thời kì phát triển lúc hẵng còn non yếu của trẻ, giúp trẻ phát triển cơ bắp đầy đủ để tập lẫy, tập bò, tập đi đúng tuổi.

Bên cạnh lượng đạm trong cua dồi dào lại còn an toàn giúp tăng cân, tăng cơ ổn định, axit béo không bão hòa Omega-3 trong cua cần thiết cho sự phát triển não bộ, giúp não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức của bé.

Cháo cua đồng hay cháo cua biển cho bé ăn dặm sẽ bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé. Trong thành phần của cua có chứa rất nhiều Vitamin A, Vitamin C có thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển tốt về thị giác. Chưa hết, bình quân mỗi một con cua biển trung bình cung cấp đầy đủ, thậm chí nhiều hơn nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày của cơ thể.

Nhiều nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm, crom, selen và đặc biệt là canxi giúp bé được phát triển hoàn thiện răng và khung xương. Ngoài ra, lượng thủy ngân chứa trong cua ít hơn so với các các loại hải sản khác vì thế khá an toàn cho bé.

Nên cho bé bắt đầu ăn cháo cua khi nào?

Chất lượng dinh dưỡng của cua tuyệt vời là vậy, tuy nhiên luôn tiềm ẩn nguy cơ bé nhà bạn bị dị ứng đối với loại thủy hải sản này, đặc biệt khi trong gia đình đã có người thân gặp phải triệu chứng tương tự.

Vì thế khi trẻ bước vào giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi, ba mẹ chuẩn bị giới thiệu cháo cua cho bé ăn dặm nên bắt đầu với từng lượng nhỏ trước trong 2 đến 3 ngày để xem các phản ứng tiêu cực có xảy ra hay không, nếu ổn thì mới cho ăn lâu dài hơn. Nếu trẻ ăn được thịt cua, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa cháo cua/ tuần là phù hợp, vì cua có hàm lượng đạm cao. Trẻ ăn quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

Chế biến, chỉ sử dụng phần thịt cua, không cho bé ăn gạch vì khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu. Do vậy cua biển với hàm lượng thịt cao có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến là loại cua nên được tìm đến trong giai đoạn đầu này.

Khi bé nhà bạn đủ 1 năm tuổihệ tiêu hóa và miễn dịch đã cứng cáp hơn nên có thể yên tâm cho dùng 30 – 40 gram thịt cua nấu với cháo, súp…, mỗi ngày một bữa.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60gr thịt cua hoặc hải sản nói chung, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa.

Công thức chế biến cháo cua cho bé ăn dặm

Cháo cua khoai mỡ

cháo cua khoai mỡ cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30gr thịt cua tươi
  • 10gr mỡ lợn
  • 10gr thịt lợn nạc
  • 100gr khoai mỡ

Cách chế biến:

  • Mỡ và thịt nạc cắt nhỏ sau đó cho vào cối xay mịn cùng với thịt cua. Sau đó nêm gia vị, dùng muỗng to quết lại một chút. Để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
  • Khoai mỡ gọt vỏ, nạo nhuyễn.
  • Cho 200ml nước vào nồi, nấu sôi. Vo phần chả cua thành từng viên nhỏ thả vào nước sôi, đến khi các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào nồi, nấu thành cháo sệt.
  • Khi cháo sôi, cho chả cua vào nấu lẫn, sôi lại thì nhắc xuống. Cho ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên và cho bé dùng.

Cháo cua biển súp lơ xanh

cháo cua biển súp lơ xanh cho bé ăn dặm

Súp lơ là loại rau xanh giàu chất beta carotene, dưỡng chất này đặc biệt tốt cho đôi mắt của trẻ. Bên cạnh đó, súp lơ còn bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể bé, giúp hệ tiêu hóa trẻ được hoạt động tốt hơn

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 chén cháo vừa ăn với bé
  • 40g thịt cua
  • 30g rau súp lơ

Cách chế biến:

  • Rửa súp lơ với nước muối loãng, nên chọn những búp còn màu xanh nguyên tươi mắt và chạm vào thấy cứng. Sau đó để cho ráo và cắt thành từng miếng nhỏ rồi xay nhuyễn.
  • Bắc cháo lên bếp với nhiệt độ trung bình để cho bắt đầu xuất hiện những bọt sôi nhỏ thành nồi, trộn phần súp lơ đã xay nhuyễn vào cháo rồi khuấy đều, nêm gia vị vừa miệng.
  • Phần thịt cua có sẵn mẹ đem xào cùng chút bơ và hành củ, sau khi thịt chín mẹ để lên trên phần cháo cho đẹp mắt

 

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…