Cách chữa trị sặc sữa cho trẻ sơ sinh

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh không còn là hiện tượng quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tác hại, cách sơ cứu và biện pháp phòng tránh. Bài viết sau tổng hợp các kiến thức và kỹ năng cần thiết người đọc có thể tham khảo.

Cách chữa trị sặc sữa cho trẻ sơ sinhTác hại của sặc sữa

Theo nhiều thống kê, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tai nạn này rất hay gặp trong Nhi khoa. Trong một số trường hợp đáng tiếc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì không được sơ cứu kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến sặc sữa có khá nhiều như: ăn không đúng tư thế, cho bú quá no, cho trẻ bú khi đang khóc, sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp,…

Ngoài ra còn hay gặp ở những trẻ bị dị tật vùng hầu họng như: sứt môi, hở hàm ếch…

Chữa trị sặc sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào

Khi trẻ có những biểu hiện của sặc sữa như ho, sặc sụa, tím tái… ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần giữ bình tĩnh và thực hiện đúng theo các bước sơ cứu sau đây:

  1. Gọi ngay cấp cứu hoặc hô hoán người xung quanh để đưa bé đến bệnh viện gần nhất kịp thời chữa trị sặc sữa cho trẻ sơ sinh.
  2. Thực hiện sơ cứu bằng cách cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, sử dụng lòng bàn tay trái vỗ mạnh và nhanh năm cái vào lưng trẻ để làm tăng áp lực trong lồng ngực, đẩy sữa ra khỏi đường hô hấp.Vỗ lưng cho trẻ
  3. Nếu trẻ vẫn tiếp tục tím tái, khó thở thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn mạnh 5 cái ở vị trí dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú 1- 2 cm. Lặp lại 5 đến 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại.Ấn ngực cho trẻ
  4. Thông đường hô hấp bằng cách dùng miệng hút thật mạnh vào mũi, miệng trẻ. Hút miệng trước, mũi sau. Hút lượng sữa còn đọng lại. Nếu để chậm, sữa có thể tràn vào khí quản, rồi đến phế quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
  5. Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở thì cần thực hiện hà hơi thổi ngạt. Tuy nhiên, chỉ thực hiện khi có kiến thức đầy đủ và kỹ năng thuần thục. Cần đưa ngay bé đến bệnh viện gần nhất để kịp thời chữa trị sặc sữa cho trẻ sơ sinh.

Biện pháp phòng tránh sặc sữa

Cha mẹ hoặc người trông giữ trẻ có thể tham khảo cách cho bé bú theo các bước như sau để phòng tránh sặc sữa:

  1. Đặt bé nằm thoải mái trong vòng tay, để đầu bé vừa đủ cao (không nên để cao quá vì có tạo cho bé cảm giác khó chịu). Sau đó cho trẻ bú thật từ từ, không được quá vội vàng. Cần làm thật cẩn thận, nhất là đối với những trẻ còn yếu hoặc sinh non. Quan sát trẻ trong suốt quá trình ăn. Nếu thấy sữa mẹ chảy xuống quá nhiều mà trẻ chưa kịp nuốt, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.
  2. Không nên ép trẻ ăn. Khi bé bắt đầu ho, khóc phải dừng ăn ngay. Sau khi ăn xong nên bế thẳng đứng trẻ trên ngực khoảng 25 phút, vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ hơi từ trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc sữa.
  3. Với những trẻ bú bình thì nên sử dụng bình sữa chống sặc. Nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, giúp bé sẽ không mút phải nhiều không khí. Khi dùng thìa bón sữa vào miệng trẻ, mẹ nên đổ từ từ, trẻ nuốt hết mới tiếp tục bón thìa khác.
  4. Sau khi ăn xong, không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà nên bồng trẻ lên, cần chú ý bế trẻ thẳng đứng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Cho trẻ ngủ ở tư thế đầu cao. Không quấn tã chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng, tránh tình trạng sặc sữa hoặc sữa trào ngược.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…