Chi tiết từng bước cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng nhất

Pha sữa cho trẻ sơ sinh là công việc hằng ngày của mỗi bậc cha mẹ. Tuy nhiên chi tiết quy trình pha sữa như thế nào để đảm bé hấp thụ tốt nhất thì ít cha mẹ quan tâm. Trong bài viết này sẽ trình chi tiết từng bước cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng nhất.

Các bước pha sữa cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Khử trùng các dụng cụ pha sữa

Cha mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng. Hoặc đun sôi nước, sau đó thả các dụng cụ pha sữa vào nồi nước sôi trong khoảng 5 phút.

Khử trùng dụng cụ pha sữa

Lưu ý, đối với các bình sữa là từ nhựa thì không nên khử trùng bằng nước sôi quá lâu do thân bình có thể bị biến chất và sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Người dùng cũng nên sử dụng các bình nhựa chất lượng cao và đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng cho bé.

Thường xuyên kiểm tra bình sữa và núm vú để xem bình sữa có bị nứt hoặc trầy xước không. Một số trường hợp vi khuẩn có hại thường “trú ngụ” ở các vết xước.

Cha mẹ phải rửa sạch tay trước khi thực hiện pha sữa cho bé.

Bước 2: Kiểm tra hạn sử dụng, đọc kỹ các thành phần và hướng dẫn sử dụng của loại sữa sử dụng cho bé

Mỗi loại sữa sẽ có cách sử dụng, tỷ lệ nước và sữa khác nhau. Nên cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Nếu có nhu cần thay đổi tỷ lệ hoặc liều lượng thì phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước.

Bước 3: Pha sữa theo tỷ lệ đúng chuẩn

Trước khi hòa tan sữa và nước thì cha mẹ cần chuẩn bị nước sôi rồi để nguội ở khoảng nhiệt độ 37 – 40 độ. Tuyệt đối không sử dụng nước vừa sôi hoặc nước nguội.

Sau khi chuẩn bị xong nước ở nhiệt độ thích hợp, cha mẹ dùng muỗng đong đủ sữa theo hướng dẫn sao cho bé được ăn đủ no. Cha mẹ nên lưu ý, một muỗng sữa chuẩn là khi sữa bột bằng với miệng muỗng.

Đong sữa chuẩn công thức giúp thức uống của con đạt chuẩn, không quá loãng hoặc không quá đặc. Bé sẽ ăn ngon miệng hơn, ăn đủ và hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinhMột điểm nữa mà cha mẹ nên cân nhắc là nên sử dụng bình sữa cổ rộng vừa đủ để quá trình đưa sữa vào bình không bị rơi ra ngoài. Tránh lãng phí.

Tiếp đến cho nước đã chuẩn bị vào bình rồi lắc đều cho sữa bột tan hoàn toàn.

Trước khi cho bé ăn, các bậc phụ huynh nên kiểm tra lại nhiệt độ sữa một lần nữa.

Lưu ý:

  • Lượng sữa bé không sử dụng hết thì cha mẹ nên uống luôn để lãng phí hoặc bảo quản lâu làm giảm chất lượng của sữa.
  • Một hộp sữa chỉ nên dùng trong một tháng để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho bé.

Cách đo nhiệt độ nước pha sữa cho bé

Cách đo nhiệt độ nước pha sữa cho bé là một bước quan trọng và cần được các bà mẹ lưu ý nhưng có nhiều người lại xem nhẹ vấn đề này. Khi pha sữa ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến mất hết các thành phần dinh dưỡng quan trọng dẫn đến việc bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng cần thiết.

Sử dụng thước đo nhiệt

Máy đo nhiệt độ, còn gọi là thước đo nhiệt, là dạng que ứng dụng công nghệ cảm ứng dùng để đo nhiệt độ chất lỏng hoặc một số vật thể có thể tiếp xúc với thước đo nhiệt. Phần cuối được tích hợp một màn hình LED hiển thị nhiệt độ của vật chất cần đo nhiệt độ.

Thước đo nhiệt độ

Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ đầu tiếp xúc. Để đầu tiếp xúc với chất lỏng ngập khoảng 1cm. Chờ khoảng vài giây là bạn có thể nhận được kết quả. Bảo quản cẩn thận dụng cụ sau khi sử dụng. Mỗi nhà sản xuất sẽ có cách sử dụng khác nhau đôi nét nhưng về nguyên lý và cấu tạo thì đều có đặc điểm chung. Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sử dụng nhiệt kế đa năng

Nhiệt kế đã năng có thể giúp các mẹ đo nhiệt độ của nhiều đối tượng như bình sữa, nước tắm và các món cháo hay bột ăn dặm cho bé để đảm bảo an toàn.

Nhiệt kế đa năngKhi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước pha sữa hay nước tắm cho bé thì thao tác rất đơn giản và dễ làm, chỉ cần nhúng đầu cảm nhiệt của nhiệt kế vào phần nước cần đo nhiệt độ hoặc cắm vào món ăn cần đo nhiệt, trên màn hình nhiệt kế sẽ hiển thị kết quả.

Nhiệt kế đo nước pha sữa thiết kế nhỏ gọn, có màn hình LED hiển thị kết quả nhanh chóng, rõ ràng. Có thể đo nhiệt độ nước, đồ vật lên tới 100 độ C.

Các mẹ không nên thử nước bằng tay vì cảm nhận của người lớn sẽ khác so với trẻ nhỏ, thân nhiệt của người lớn ca hơn nên không biết được nhiệt độ thế nào là vừa với bé.

Cha mẹ phải bảo quản nhiệt kế cẩn thận. Tránh để các vi khuẩn có hại tiếp xúc vào đồ ăn thức uống của bé. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Pha sữa cho trẻ sơ sinh để được bao lâu

Với mẹ cho con bú hoàn toàn, thì việc bảo quản sữa cho trẻ là rất quan trọng. Nên tương đối nhiều mẹ bỉm sữa đặt câu hỏi “Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha?”. Việc dùng bình ủ chỉ trong trường hợp hạn hữu khi cả nhà có việc đi ra ngoài.

Để trả lời cho câu hỏi trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thời gian bảo quản sữa tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư nên đổ bỏ hoặc người thân uống hết, không nên để dành cữ sau vì đã có nước bọt của bé, không còn sạch nữa.

Đó cũng là lý do mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn để tránh pha dư.

Nguyên nhân không cho trẻ dùng lại lượng sữa để thừa sau 2 giờ để trẻ tránh nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono loại khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não, rất nguy hiểm.

Một số phương pháp bảo quản sữa đã pha

Trong trường hợp phải cùng bé ra ngoài chơi và cần đem theo sữa pha sẵn cho bé ăn lúc đói. Hoặc cha mẹ có việc gấp nên cần pha sẵn cho cữ sau thì có thể áp dụng một số cách bảo quản sau:

  • Cho sữa vào tủ lạnh ngay khi pha xong. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, vi khuẩn sẽ phát triển chậm hơn so với bên ngoài. Nhưng tối đa chỉ được 24h.
  • Mang theo bình sữa đã pha bỏ vào túi giữ lạnh có đặt đá bên trong khi cha mẹ và bé phải đi xa trong vài tiếng đồng hồ. Lưu ý phải căn thời gian sao cho bé sử dụng trong vòng 4 tiếng đồng hồ.

Việc cho bé sử dụng sữa đã qua bảo quản không được khuyến khích nên cha mẹ cần hạn chế.

Tham khảo cách hâm sữa cho trẻ sơ sinh

Trước khi đem sữa bảo quan, cha mẹ cần ghi rõ dung tích sữa đang có trong bình, ngày giờ pha để kịp thời sử dụng, tránh lãng phí.

Máy hâm sữaSữa sau bảo quản cần được hâm lại nên các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

  • Sữa công thức cho trẻ sơ sinh đã bảo quản trong tủ lạnh làm ấm lên bằng cách đặt trong một bình nước nóng hoặc máy hâm sữa. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.
  • Sau khi làm nóng sữa, mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú để chắc chắn là sữa không quá nóng.
  • Trong điều kiện phòng, chỉ được bảo quản tối đa 2 giờ đồng hồ. Nếu cần bảo quản lâu hơn thì nên để ngăn mát tủ lạnh, tối đa 24 giờ. Mẹ cần ghi nhớ 2 điều này để tránh ảnh hướng đến sức khỏe trẻ.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…