Sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thường là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, sổ mũi không chỉ gây khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, kém ăn mà còn dễ dẫn tới biến chứng viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa nếu không điều trị dứt điểm ngay khi trẻ mới chớm có triệu chứng. Vậy khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao ? Cùng vnshop trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị sổ mũi
Trong các nguyên nhân gây sổ mũi thì cảm lạnh là thủ phạm phổ biến nhất, ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, cha mẹ cần biết được những mối nguy hiểm tiềm tàng này để phòng tránh tốt nhất cho bé yêu.
Cụ thể:
– Sổ mũi do cảm lạnh, khi trẻ bị cảm lạnh sẽ bị sổ mũi, đồng thời còn có những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng rồi ho, hay hắt hơi và chảy nước mắt.
– Trẻ bị sổ mũi có thể do thời tiết lạnh, nhưng nếu giữ ấm tốt sẽ nhanh chóng khỏi.
– Sổ mũi do bị cúm, trẻ sơ sinh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, bị lạnh, run, người khó chịu, chán ăn và quấy khóc.
– Sổ mũi do dị ứng, đồng thời trẻ sẽ có những triệu chứng như hắt hơi, ngứa ngáy và đỏ mặt.
– Ngoài ra, cũng có những trẻ sơ sinh bị sổ mũi do ngạt mũi sơ sinh vì nước nhầy bào thai chưa được hút sạch.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sổ mũi
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, trẻ sẽ bị nghẹt mũi một xíu, hắt hơi và bắt đầu chảy mũi trong. Thông thường, đa số những trường hợp trẻ bị sổ mũi hay gặp như vậy.
Ngoài ra, một số trường hợp khác ở trẻ sơ sinh có thể gặp là chảy mũi xanh một chút hoặc mũi đặc xanh. Một số trường hợp bé nhiễm khuẩn ở mũi có thể gặp mủ hoặc mũi xanh đặc.
Vậy khi trẻ bị sổ mũi phải làm sao ?
Khi trẻ sơ sinh bị ốm, sổ mũi, việc điều trị khó hơn trẻ lớn, đặc biệt là việc dùng thuốc uống cho trẻ sẽ gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa nhiều hoặc nôn trớ. Vậy nên cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi
Với trẻ sơ sinh khi bị sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ cần vệ sinh mũi cho bé. Trước hết nên dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mỗi bên 1, 2 giọt để làm loãng dịch mũi. Tiếp tục dùng dụng cụ hút mũi, hút nhẹ nhàng, tránh mạnh quá, hút sạch dịch mũi ra cho bé. Sau đó dùng bông tăm mềm nhẹ nhàng lau sạch lại một lần nữa để mũi bé thông thoáng, sạch sẽ và dễ thở.
Với cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh này mẹ nên thực hiện mỗi ngày 1 – 3 lần tùy theo bé bị sổ mũi nhiều hay ít. Nhưng phải chú ý nhẹ nhàng tránh làm bé bị đau và sốc.
Cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn
Với trẻ sơ sinh thì nên cho bé bú mẹ, việc này sẽ có tác dụng giúp dịch mũi loảng hơn và dễ làm sạch hơn. Nếu trẻ sổ mũi nhiều, khó thở, khi bú sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, bởi trẻ sơ sinh có thể vừa bú vừa thở rất “siêu”.
Tắm bằng nước ấm pha gừng
Khi trẻ tắm bằng nước ấm pha gừng, hơi ấm sẽ làm dịch mũi lỏng hơn, dễ chảy ra và mẹ sẽ làm sạch được. Ngoài ra, có thể giã một củ gừng nhỏ pha với nước tắm ấm, tinh chất từ gừng sẽ giúp bé khai thông khí huyết, hạn chế tình trạng sổ mũi rất tốt.
Cho bé uống trà gừng loãng
Tình trạng bé bị sổ mũi sẽ thường khiến bé bị hít ngược lại và chảy xuống họng, xuống bụng như thế sẽ khiến trẻ bị chướng bụng, đầy bụng khó chịu. Vậy nên, hãy pha một chút bột gừng khô với nước ấm cho bé uống vài thìa nhỏ, giúp bé ấm bụng và dễ chịu hơn. Đồng thời cũng hạn chế chứng sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, nhưng chú ý không cho uống vào buổi chiều và tối.
Cho bé nằm cao đầu hơn khi ngủ
Với cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh này, sẽ giúp ngăn chặn nước mũi chảy ngược vào trong khiến bé bị ngạt, mà nước mũi sẽ chảy ra ngoài, mẹ dễ dàng vệ sinh để bé dễ chịu hơn. Nhưng mẹ cần chú ý kê đầu bé bằng gối hoặc chăn mềm chắc chắn không cao quá, đảm bảo đầu bé không bị tuột xuống.
Chú ý khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị bệnh lý gì đó, dù chỉ là sổ mũi, cha mẹ cũng cần lưu ý cẩn trọng. Nên đưa bé đi khám chứ không nên tự ý mua thuốc ngoài hiệu thuốc về cho con uống, bởi cơ thể bé còn non nót, nhạy cảm, việc sử dụng thuốc, các loại thuốc kháng sinh tràn nan sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Qua bài viết trên, vnshop mong rằng đã mang đến cho các mẹ thêm nhiều thông tin hữu ích để hỗ trợ cho việc chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại các mẹ ở những bài viết tiếp theo.