Tổng hợp kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời đầy đủ nhất

Có lẽ khoảnh khắc chào đón đứa con của mình là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trên thế giới. Không chỉ là những giọt nước mắt hờn dỗi của bé, những giọt nước mắt của mẹ cũng đã lăn trên gò má. Mặc dù vậy, đó không phải là đau đớn, mà chính là những giọt nước mắt hạnh phúc, bối rối, mừng ngày thiên thần của mẹ đến với thế giới tươi đẹp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên cố gắng kiềm chế niềm vui sướng để bình tĩnh chăm sóc bé trong thời điểm quan trọng và nhạy cảm này nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời

Đặt bé lên ngực mẹ ngày khi vừa chào đời

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học và các bác sĩ nổi tiếng trên thế giới đều cho rằng việc ngay lập tức đặt bé lên ngực mẹ sau khi sinh mang lại cho bé rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Sau khi bé được các y bác sĩ lau các vệt máu và chất màu trắng, cha mẹ nên để đầu bé nghiêng về một bên mặt, từ ngực đến chân để áp sát người mẹ, không có khoảng trống, trên mình đắp một tấm chăn ấm.

Đặt bé lên ngực mẹ

Dù bé có cân nặng, tuổi thai, hoặc tình trạng thế nào thì đều nên đặt bé lên vùng ngực của mẹ khi vừa chào đời trong vòng ít nhất 1 giờ ngay sau sinh. Đây là khuyến cáo của nhiều tổ chức Y tế.

Hành động tuy đơn giản nhưng có thể giúp bé tránh được tình trạng hạ thân nhiệt, suy hô hấp, ít khóc hơn và bé bú sữa mẹ hiệu quả hơn. Mẹ có thể giảm bớt tình trạng đau ngực sau khi sinh, lo lắng ít hơn chỉ nhờ vòng tay ôm ấp của mẹ với bé ngay sau khi sinh.

Xét ngoài phương diện khoa học, hành động này giúp liên kết tình cảm giữa mẹ và bé sẽ được xây đắp ngay từ những giây phút đầu tiên. Sau khi “vượt cạn” thành công, mẹ có thể cảm nhận được từng hơi thở, từng nhịp đập của đứa con đỏ hỏn. Còn bé sẽ có được cảm giác an toàn, hạnh phúc khi nằm trong vòng tay của mẹ.

Cắt dây rốn và chăm sóc rốn cho bé

Chăm sóc cuống rốn

Việc cắt dây rốn cho bé là rất quan trọng. Việc này giúp giảm thiểu khả năng thiếu sắt trong ít nhất 3 đến 6 tháng sau sinh. Nên thực hiện cắt rốn cho bé sau ít nhất 2 phút bé chào đời.

Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.

Cha mẹ và người chăm sóc nên giữ cuống rốn trong tình trạng khô ráo để thời gian rụng cuống rốn được rút ngắn. Nếu cuống rốn có bị ướt thì có thể sử dụng khăn mềm để thấm khô. Lưu ý: nếu thời gian rụng cuống rốn hơi lâu thì cha mẹ vẫn có thể yên tâm vì đây là hiện tượng khá bình thường. Khi mặc tã cho bé thì nên gấp dưới rốn.

Nếu vùng rốn của bé có hiện tượng lạ như: cuống rốn có mùi hôi hoặc chân rốn chảy mủ, da xung quanh rốn đỏ và mềm, cuống rốn bị sưng và chảy máu,…thì cha mẹ nên đưa ngay bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cho bé bú sữa mẹ

Trẻ bú sữa mẹ

Trong giờ đầu tiên khi chào đời, nên để bé uống sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và giúp bé phát triển trí thông minh, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu nên trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm khuẩn bảo vệ cơ thể bé, chống các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng. Tuy nhiên dạ dày bé lúc này còn khá nhỏ nên mẹ chỉ nên cho con bú khoảng 7 – 10ml sữa. Và cứ cho bé bú sau khoảng 2.5 tiếng.

Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ gồm: protein, lipit, lactose, axit béo, vitamin, muối khoáng (canxi, sắt, magie,…), chất kháng thể (IgG, IgA, IgM, IgD, IgE, Oligosaccharide, Lactoferrin, bifidus,…).

Đặc biệt, việc bé bú sữa giúp mẹ co hồi tử cung tốt và cầm máu sau đẻ.

Nếu không được bú sữa mẹ, trẻ có thể mắc phải một số bệnh như thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt, còi xương do thiếu canxi và vitamin D, suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm,…

Bổ sung vitamin K cho bé

Vitamin K đóng một vai trò đặc biệt đối với trẻ sơ sinh trong quá trình làm đông máu, tránh xuất hiện chảy máu ở trẻ. Vitamin K cũng giúp cho canxi được hấp thụ dễ dàng, giúp cho kết cấu xương bé được vững chắc hơn từ những giây phút đầu tiên.

Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tiêm vắc-xin cho bé

Mũi tiêm vắc-xin đầu tiên cho bé rất quan trọng. Tuy nhiên, không ít trường hợp bé sơ sinh gặp phản ứng nghiêm trọng đối với mũi tiêm này, do đó mẹ hãy cân nhắc theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có quyết định chính xác nhất.

Đặt bé ngủ đúng cách

Đặt bé ngủ đúng cách

Cha mẹ nên đặt bé ngủ theo tư thế nằm ngửa, có hai gối nhỏ hai bên bé hay bé nằm cạnh mẹ, một tay mẹ quàng qua bé giúp bé được ngủ ngon giấc hơn và không bị giật mình, kê dưới vai bé một tấm khăn mềm gấp gọn để bảo vệ cột sống bé, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian để tránh tổn thương đến đốt sống của bé sau này, tránh làm biến dạng cột sống từ khi còn quá nhỏ.

Tư thế này sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu hơn, đường hô hấp không bị gập hoặc ngửa quá. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ nằm sấp, đây có thể là tư thế được nhiều trẻ sơ sinh rất thích nhưng chỉ nên cho con nằm sấp trong một khoảng thời gian nhất định và có sự giám sát của người lớn bởi trẻ sơ sinh có phần đầu nặng, xương ở cổ còn yếu rất dễ bị nằm úp xuống đệm và gây ngạt thở.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Bé 1 tuần tuổi ần có thời gian để bé quen thuộc với tất cả mọi thứ. Bé sẽ phải mất vài tuần để thuần thục trong các kĩ năng hít thở, bú mẹ, tiêu hóa, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giao tiếp với mẹ.

Để đảm bảo hoạt động trao đổi chất và hoạt động bình thường của bé được đảm bảo thì nên để bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ nên cho bé bú khoảng 8-12 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn thay đổi tùy từng bé, trung bình khoảng 2,5 giờ. Theo các nghiên cứu về trẻ sơ sinh thì lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là 150ml sữa mỗi ngày trên mỗi kg cân nặng của bé.

Mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu bé đang đói để có thể đáp ứng nhu cầu của con đúng lúc, khi bé đói sẽ có các biểu hiện khóc, tìm vú mẹ, vùng vẫy khi được bế. Vì việc bé bú theo thói quen gần như là không thể.

Khi cho bé bú mẹ nên chia nhỏ cữ bú để bé có thể bú được nhiều và tiêu hóa tốt hơn, đồng thời kiểm tra xem con có bú được lượng sữa mẹ cần thiết không. Cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để giúp con có thể phát triển một cách tốt nhất. Trong nhiều trường hợp cũng cần đánh thức bé khi đang ngủ để cho ăn bằng cách vuốt ve bé nhẹ nhàng để gọi bé dậy.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có tổng thời gian ngủ là 18 – 20 giờ mỗi ngày, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Mẹ nên để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé.

Cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng ổn định trên mức 26 độ C là tốt nhất. Khi bé ngủ, mẹ nên nằm cạnh bé để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần và quan sát có điều gì bất thường xảy ra với trẻ không.

Một số lưu ý khi cho bé ngủ:

  • Không nên rung lắc nôi khi cho con ngủ vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương.
  • Không để nhiệt độ trong phòng quá nóng vì nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Và cũng không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh có thể bé cảm lạnh hoặc mắc một số căn bệnh về đường hô hấp.

Vệ sinh cho bé đúng cách

Trong những ngày còn bé đỏ hỏn, làn da của trẻ sơ sinh tương đối nhạy cảm. Mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.

Bên cạnh đó, việc tắm cho trẻ cũng rất quan trọng. Sau 7 ngày tuổi đầu tiên, cha mẹ có thể tắm cho bé với nước ấm. Việc tắm cho bé phải được thực hiện vô cùng cẩn thận.

Tắm cho trẻ sơ sinh

Các bước tắm cho trẻ sơ sinh:

  1. Chuẩn bị trước khi tắm cho bé: Làn da của trẻ em thường mong manh và nhạy cảm hơn làn của người lớn, dễ phản ứng lại các tác nhân gây kích ứng bên ngoài nên chúng cần chuẩn bị trước khi tắm cho bé. Những thứ cần chuẩn bị gồm: Nước ấm, thau tắm, khăn xô, tăm bông sạch để thấm nước trên vành tai, bao tay, bao chân, tã giấy.
  2. Thực hiện tắm cho bé: Nhẹ nhàng cởi quần áo, tã giấy cho bé rồi bế bé đến vị trí thau tắm. Đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô xoa lên đầu làm sạch da đầu bé. Vắt khăn bớt nước, lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt, hai lỗ tai. Từ từ thả con vào thau tắm, nhưng tay trái vẫn đỡ phần cổ của bé. Tiếp tục lấy khăn mềm làm sạch cơ thể bé. Quấn bé vào khăn và thấm khô người bé từ đầu xuống chân.
  3. Chăm sóc bé sau khi tắm: Dùng tăm bông lau khô vành tai. Dùng khăn mềm thấm nhẹ vùng rốn. Mặc tã cho bé, tránh tã cọ sát vào rốn. Mặc quần áo, xoa chút dầu tràm vào 2 tay bạn rồi chà lại vào người bé ở lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Mang bao tay, bao chân tránh gió có thể gây cảm cho bé.

Cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, đảm bảo máu huyết lưu thông, tránh việc bé có thể bị cảm lạnh hoặc bị mắc một số bệnh về đường hô hấp.

Cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc vệ sinh mũi và tai cho bé. Sử dụng bông gòn thấm nước, nhẹ nhàng vệ sinh tai, mũi.

Các bậc phụ huynh cũng không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Móng tay, chân dài nhanh chậm tùy thuộc vào mỗi bé. Thời điểm cắt móng tay cho bé có thể là sau khi tắm hoặc lúc bé đang ngủ say. Cho trẻ đeo bao tay cũng là cách giúp trẻ tránh làm xước da mình.

Giao tiếp với trẻ

Ngay từ khi trong bụng mẹ bé đã có thể nghe thấy những âm thanh sinh động bên ngoài. Nhưng khi “bước” ra khỏi bụng mẹ, bé được cảm nhận thế giới rõ ràng hơn thông qua hình ảnh, âm thanh, mùi vị. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé vừa để giúp bé phát triển trí tuệ, còn có thể giúp bé nhanh biết nói hơn vì tất cả những thái độ hành động của người lớn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận. Mẹ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.

Một số mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh

Cho bé bú mẹ hoàn toàn từ 5 – 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé, cho bé bú trong suốt 5 – 6 tháng đầu, không chỉ giúp bé tăng cường về mặt thể chất được phát triển mà còn giúp cho con cảm nhận được tinh cảm, sự yêu thương đùm bọc của mẹ. Có thể nói rằng dòng sữa mẹ chính là liều thuốc an thần, xua tan mọi mệt mỏi và bất an của con cái.

Đầu bé có “cứt trâu”

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu bệnh nhẹ, da đầu trẻ sẽ có nhiều mảng da khô dễ bong tróc giống như gàu, hoặc trong trường hợp nặng hơn, chúng sẽ đóng thành một mảng dày có màu vàng và nhờn, bết chặt vào da đầu trẻ.

Cha mẹ có thể thường xuyên gội đầu kết hợp massage da đầu cho bé. Trước khi xả sạch dầu gội, dùng một cái lược mềm, nhẹ nhàng chải sạch những phần vảy vừa bong ra trên tóc trẻ.

Cách bế và đỡ bé

Có nhiều cách để bế và đỡ bé. Tuy nhiên dù sử dụng cách nào thì người bế cũng phải giữ chắc phần cổ và đầu bé do trong những năm tháng đầu đời xương khớp bé chưa đạt được sự cứng cáp, dễ bị tổn thương nếu không được cố định an toàn.

Cách bế trẻ sơ sinh

Giúp bé ợ hơi

Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên. Hiện tượng này thường khiến bé cảm thấy khó chịu vì ợ hơi thường xuyên do bị đầy bụng. Cha mẹ có thể thử 1 trong 3 cách sau để giúp bé:

  • Bế đứng em bé, để bé dựa vào cổ kết hợp vỗ nhẹ vào lưng bé.
  • Để bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
  • Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.

Dỗ bé nín khóc

Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tham khảo một trong các phương pháp sau để bé nín khóc:

  • Nhẹ nhàng đu đưa bé trong vòng tay từ bên này sang bên kia. Đồng thời hát các bài hát có giai điệu du dương hoặc trò chuyện với bé.

Giao tiếp với trẻ

  • Cha mẹ cũng có thể đặt bé vào xe đẩy để đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
  • Cho bé xem sách nhiều màu sắc, hình ảnh ngộ nghĩnh phù hợp với trẻ sơ sinh để thu hút sự chú ý của bé. Phương pháp này cũng có thể giúp bé phát triển tư duy.
  • Cho bé tắm nước ấm.
  • Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…