7 điều cha mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là dầu hiệu trẻ sơ sinh bị ho khò khè, ho có đờm, ho khan. Dấu hiệu này khiến cho trẻ sơ sinh khó chịu, khó thở, dễ bị nôn chớ. Đó là các biểu hiện của sớm của bệnh viêm phổi, cha mẹ nên để ý và điều trị sớm các triệu chứng trên để đảm bảo sức khoẻ cho bé. Cùng vnshop tìm hiểu trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè qua bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_2

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè

Khò khè là tình trạng trẻ thở ra kèm theo tiếng thở bất thường, đường hô hấp từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý phân biệt tiếng thở khò khè bất thường (tình trạng nặng) với tiếng thở do tắc mũi thông thường.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_5

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chủ yếu thở bằng mũi, lỗ mũi của trẻ lại có kích thước nhỏ nên rất dễ bị ho, nghẹt mũi dẫn để thở khụt khịt. Khi phân vân không biết trẻ thở khò khè bất thường hay do nghẹt mũi, cha mẹ có thể nhỏ 2 – 3 giọt nước muối nhỏ mũi để lỗ mũi của trẻ thông thoáng hơn rồi nghe kỹ lại tiếng thở của trẻ.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_4

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho khò khè chủ yếu là các bệnh như: hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do viêm tiểu phế quản.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_1

Nếu trẻ bị ho khò khè kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì có thể là do trẻ có dị vật ở đường thở, bị bệnh lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép hay mắc một số dị tật bẩm sinh ở phế quản…

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện bé bị ho thở khò khè

Trẻ sơ sinh khò khè có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi. Vì thế khi thấy tiếng thở của trẻ có điều bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_3

Nếu thấy trẻ ho khò khè kèm theo khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã…cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_6

Nếu trẻ ho khò khè kéo dài trên 4 tuần cần đến khám chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như: chụp X quang, siêu âm, chụp CT lồng ngực, nội soi hô hấp…

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè

Hỗ trợ hạ sốt cho bé

Trẻ bị ho khò khè do viêm phổi thường đi kèm với sốt cao. Khi trẻ bị sốt nên tích cực chườm ấm cho trẻ. Liên tục kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_7

Vỗ lưng giúp trẻ lưu thông tuần hoàn máu ở phổi

Khi trẻ sơ sinh ho có đờm, ho khò khè cha mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ, giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi, long đờm trong phế quản.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_8

Cách vỗ lưng long đờm cho trẻ như sau:

  • Khum bàn tay và gập bàn tay ở chỗ cổ tay lại.
  • Năm ngón tay sát vào nhau, ngón cái ép chặt vào ngón trỏ. Vỗ vào lưng trẻ từ trái sang phải, mỗi bên khoảng từ 3 – 5 phút.
  • Vỗ vào vị trí phổi của trẻ, không vỗ vào vị trí dạ dày, xương sống.
  • Không nên thực hiện vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

Vệ sinh bé và môi trường xung quanh

Nếu trẻ có nước mũi, nước dãi thì dùng giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ, không tái sử dụng. Nếu dùng khăn lau thì phải chú ý vệ sinh khăn nếu không sẽ vô tình khiến vi khuẩn bám trên khăn tấn công cơ thể trẻ.

Vệ sinh nhà cửa, khu vực đặt trẻ, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ ngăn ngừa các vi khuẩn bám trên đồ dùng của bé, cũng giúp làm giảm các triệu chứng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè.

Chú ý tới chế độ ăn của bé

  • Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
  • Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu.
  • Không cho trẻ ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Cho trẻ uống gừng hoặc quất hấp mật ong… để giảm ho.

trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè_9

Lưu ý không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Điều này có thể khiến cho tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thở khò khè trở nên nghiêm trọng hơn.

Cảm ơn các mẹ theo dõi bài viết về trẻ sơ sinh bị ho khò khè. Hy vọng với những thông tin cung cấp phía trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp chăm sóc bé tốt nhất. Các mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin về bé vô cùng hữu ích có tại: https://tintuc.vnshop.vn/me-va-be/cham-soc-be/

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…