Hiện có rất nhiều trường hợp bé đóng bỉm bị nổi mụn. Các mụn màu đỏ, mọc dày quanh khu vực đóng bỉm, khiến bé rất khó chịu, đau xót. Đây cũng là một mối bận tâm, lo lắng của các bậc ba mẹ đang có con nhỏ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Hãy cùng VnShop tìm hiểu về hiện tượng bé đóng bỉm bị nổi mụn và cách giải quyết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
Bé đóng bỉm bị nổi mụn là do dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mụn khi đóng bỉm cho bé, nhưng dễ gặp nhất đó là bé bị dị ứng bỉm. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì làn da còn rất mỏng manh, rất dễ bị kích ứng khi gặp các tác nhân bên ngoài. Ban đầu chỉ là một vài mụn nhỏ sau đó lan rộng ra một diện tích lớn.
Hình ảnh bé đóng bỉm bị nổi mụn
Các biểu hiện thường gặp khi bé bị dị ứng bỉm
- Xuất hiện mụn đỏ hoặc mẩn đỏ ở vùng bụng dưới, bẹn, mông ngay sau lần sử dụng đầu tiên.
- Những vùng da tiếp xúc với bỉm bị mẩn đỏ gây ngừa ngáy, đau rát thậm chí bong da.
- Viêm loét da, hậu môn ửng đỏ gây đau rát, khó chịu cho bé khi đi vệ sinh.
- Nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
- Các vết mẩn, mụn đỏ dần dần lan ra khắp người.
Cách giải quyết khi bé đóng bỉm bị nổi mụn
Khi bé xuất hiện các mụn đỏ sau khi đóng bỉm, nếu chưa xác định chính xác được nguyên nhân, để đảm bảo an toàn nhất cho bé, các mẹ nên xử lý như sau:
- Ngay lập tức tháo bỏ bỉm đang sử dụng, mặc quần mềm, thoáng mát cho bé. Không tiếp tục sử dụng các loại bỉm khác trước khi có sự kiểm tra của bác sĩ.
- Sử dụng nước sạch để lau rửa cho bé nếu vùng bẹn, mông có mùi hôi hoặc khi bé đi vệ sinh xong. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào khác lên da bé như xà phòng, sữa tắm…kể cả loại dành tiêng cho trẻ em.
- Theo dõi tình hình sau một vài giờ đầu xem có biến chuyển tốt hơn hay không.
- Có thể bôi ít kem chống hăm cho bé nếu cảm thấy nguy cơ bị dị ứng dạng nhé.
- Nếu bé nổi mụn nhiều, tình trạng xấu đi thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Một số lưu ý khi lựa chọn bỉm cho bé
Để cho bé thoải mái nhất và tránh hiện tượng bé đóng bỉm bị nổi mụn, các mẹ khi chọn bỉm cho bé cần ghi nhớ những điều sau:
Chọn bỉm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Nên chọn bỉm có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé. So với người lớn, da của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh hết sức nhạy cảm. Làn da này dễ bị kích ứng và tổn thương khi gặp các tác nhân xấu bên ngoài.
Các loại bỉm không có nhãn hiệu, không có nguồn gốc xuất xứ thường có giá mềm hơn nhiều lần. Cũng có gia đình đã mua nhầm phải hàng giả, hàng kém chất lượng về để sử dụng cho bé. Các sản phẩm này không đáp ứng đủ các quy chuẩn an toàn do đó dễ gây hăm tã, dị ứng, ngứa ngáy, lở loét… Nhiều trường hợp có thể gây nhiễm trùng đường sinh dục hoặc vô sinh về sau này.
Do đó, để đảm bảo an toàn và phòng tránh hiện tượng bé đóng bỉm bị nổi mụn, các bậc phụ huynh chỉ nên tin tưởng lựa chọn mua và sử dụng bỉm của các nhãn hiệu và địa chỉ uy tín. Không sử dụng các loại bỉm không có nhãn mác hay nguồn gốc xuất xứ.
Thường xuyên thay bỉm cho trẻ
Khi cho trẻ mặc bỉm nên thay thường xuyên cho bé. Không nên đóng 1 chiếc bỉm cho bé trong cả ngày rồi mới thay. Các phụ huynh cần chú ý đến thời gian thay bỉm cho trẻ, cụ thể như sau:
- Với trẻ sơ sinh, thay bỉm khoảng 2-3 giờ 1 lần.
- Với trẻ lớn hơn, thay bỉm khoảng 4-5 giờ 1 lần.
- Thay bỉm cho trẻ nếu bé đi đại tiện.
Môi trường trong bỉm là môi trường ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Việc thay bỉm thường xuyên như này sẽ giảm bớt các khả năng phát sinh vi khuẩn cũng như đề phòng hăm tã, hăm bỉm.
Không nên đóng bỉm cho trẻ suốt cả ngày
Bỉm có ưu điểm là tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp cho mọi trẻ em. Nhiều gia đình bận rộn không có thời gian chăm sóc bé cũng đóng bỉm cho bé suốt cả ngày. Tuy nhiên, điều này là không tốt và có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng bé đóng bỉm bị nổi mụn. Nguy hiểm hơn, có thể gây hăm, viêm loét ở vùng da đóng bỉm.
Thay vào đó, các bạn có thể cho bé mặc quần trong một thời gian, để vùng da bên trong được tiếp xúc với không khí cho khô thoáng. Cách làm này vừa giúp bé thoải mái, giúp không khí lưu thông tốt, phòng chống hiện thượng bị hăm hay viêm loét, mẩn đỏ. Khi các bé lớn hơn, có thể tập cho bé ngồi bô khi đi vệ sinh và loại bỏ dần việc dùng bỉm.
Chọn bỉm hợp với size của bé
Bỉm quá rộng hay quá chật đều gây khó chịu cho bé khi sử dụng và khó khăn khi bé vận động đi lại. Do đó, ngoài việc chọn bỉm dựa theo nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, nên chọn loại bỉm phù hợp với kích thước của bé.
Không tái sử dụng bỉm cũ
Một số phụ huynh, khi thấy bỉm dính chút phân, chút bẩn thì lau đi và tiếp tục sử dụng. Điều này hoàn toàn sai, bởi các vi khuẩn ở đây nếu không loại bỏ có thể xâm nhập qua da vào cơ thể để gây bệnh cho bé.
Thoa kem chống hăm cho trẻ
Mỗi lần thay bỉm, ba mẹ nên vệ sinh sạch vùng đùi và bẹn cho bé, sau đó lau khô và bôi kem chống hăm lên. Việc làm này bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn tấn công, cũng như phòng chống khỏi bị hăm, dị ứng, nổi mẩn đỏ.
Trên đây là các thông tin về bé đóng bỉm bị nổi mụn và cách giải quyết. Hy vọng các thông tin này hữu ích cho các bạn và hẹn gặp lại ở các bài viết khác.