Bé bị hăm tã nặng một hiện tượng hăm tã rất hay thường gặp ở trẻ nhất đối với giai đoạn sơ sinh. Bệnh lý tưởng trừng không nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Cùng Vnshop tìm hiểu những kiến thức vô cùng hữu ích qua bài viết dưới đây để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.
Biểu hiện bé bị hăm tã nặng
Thường khi trẻ mới bắt đầu bị hăm thường xuất hiện những nốt sưng đỏ dạng nhỏ khá giống với phát ban nhưng nếu không được vệ sinh, điều trị đúng cách bệnh sẽ trở nên nặng hơn.
Đối với mỗi bé có cấu tạo da và cơ địa khác nhau nên mức độ cũng như dấu hiệu hăm tã nặng sẽ khác nhau. Các mức độ hăm tã ở trẻ khá khác nhau. Mức độ chia làm 5 cấp. Thường trẻ bị hăm tã nặng trong gian đoạn cấp độ 4 – 5.
Một số biểu hiện, dấu hiệu chung thường gặp trẻ bị hăm tã nặng như:
- Những vết hăm tã sẽ lan rộng thường xuất hiện ở vùng mông, đùi, háng, bụng, hậu môn, bộ phận sinh dục ở trẻ. Biểu hiện đi kèm như sưng phồng, mẩn đỏ có khi lở loét, chảy nước, mưng mủ,…
- Trẻ khi bị hăm tã nặng thường đau rát, khó chịu, quấy khóc nhất là khi ba mẹ vệ sinh, chăm sóc cho bé. Nhất vào ban đêm sẽ làm bé không ngủ sâu giấc hay giật mình làm bé thiểu ngủ, sụt cân ảnh hưởng tới quá trình phát triển.
Hình ảnh bé bị hăm tã nặng
Một số hình ảnh được tổng hợp của các mẹ chia sẻ, hỏi đáp khi bé nhà bị hăm tã nặng.
Nguyên nhân bé bị hăm tã nặng
Nhiều mẹ chía sẻ bé bị hăm mãi không khỏi và không biết nguyên nhân tại sao hay như thế nào.Theo một số nghiên cứu của các bác sĩ nguyên nhân bé hăm tã do rất nhiều yêu tố. Có thể do cấu tạo của da của trẻ cũng do sự bất cẩn trong việc chăm sóc vệ sinh của ba mẹ.
- Đầu tiên kể tới phần nhiều là do cách vệ sinh và chăm sóc của mẹ. Phần nhiều các mẹ có tâm lý thường lười thay tã cho bé nhất là về mùa đông. Khi không thay tã thường xuyên các vi khuẩn có trong nước tiểu hoặc phân sẽ được sinh sôi và phát triển tấn công vào làn da mỏng manh nhạy cảm của trẻ dẫn đến da bé bị hăm nếu để lâu không chú ý sẽ bị nặng hơn dẫn đến bị viêm, sưng,….
- Việc lựa chọn bỉm cho trẻ vô cùng quan trọng vì một số loại bỉm kém chất lượng, không phù hợp cũng sẽ gây làm cho bé bị viêm da nặng hơn.
- Khi vệ sinh cho bé một số mẹ thường không chú ý không lau khô toàn thân cho trẻ mà đã vội vã mặc tã, bỉm vào sẽ khiến cho vùng da đã bị hăm sẽ trở nên nặng hơn vì lúc ẩm sẽ là bí lỗ chân lông giúp không khí không lưu thông tạo ra môi trường phù hợp cho các loại vi khuẩn phát triển phần nào làm bé bị hăm mãi không khỏi.
- Cho bé mặc quần áo không thoải mái quá bó hay quá nóng cũng là nguyên do làm trẻ sơ sinh bị hăm tã nặng lên.
Phương pháp chữa trị khi bé bị hăm tã nặng
Theo như một số mẹ chia sẻ thường có 2 phương pháp giúp chữa trị hăm tã cho trẻ theo dân gian( lá chè, lá khế,..) hoặc tây y( sử dụng kem trị và chống hăm)
Chữa trị khi bé bị hăm tã nặng bằng phương pháp dân gian
Lá chè xanh
Như ông cha ta xưa truyền tai nhau thường sử dụng nước lá chè xanh để vệ sinh và tắm cho trẻ. Trong thành phần của lá chè xanh với khả năng kháng khuẩn cao sẽ giúp cải thiện tình trạng hăm tã của trẻ cải thiện nhanh chóng.
Các mẹ có thể tham khảo bài viết: Tắm lá chè xanh cho trẻ sơ sinh
Lá khế
Đây cũng là một phương pháp rất hay được sử dụng khi bé bị hăm. Với cách sử dụng lá khế các ba mẹ này cũng vô cùng đơn giản chuẩn bị và tắm cho bé. Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá khế tươi được rửa sạch sẽ được vò nát giã cùng chút muối đun lấy nước pha với nước sôi rồi lấy khăn sạch nhúng nước này thấm nhẹ lên vùng da bị hăm cho trẻ.
Các mẹ có thể tham khảo bài viết: Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh
Lá mã đề tươi
Cây mã đề được biết đến với tên gọi là cây xa tiền, mã tiền. Cây có vị ngọt, có tính lạnh, đi thằng vào các kinh, can, thận và bàng quang. Công dụng trị mẩn ngứa, hăm da cho trẻ rất hiệu quả an toàn không làm dị ứng với da bé.
Lá mã đề tươi rửa sạch ngâm với nước muối để sạch vi khuẩn rồi đem đi vò nát. Cũng giống như các loại lá tắm khác chỉ cần pha thêm với nước sôi để có được nhiệt độ nước tắm phù hợp rồi vệ sinh cho bé sử dụng vài lần sẽ thấy tình trạng hăm giảm đáng kể.
Chữa trị khi bé bị hăm tã nặng bằng phương pháp tây y
Phương pháp chữa trị hăm tã nặng thường được các mẹ lựa chọn hàng đầu đó là tìm loại kem hăm tốt nhất cho trẻ. Trước khi lựa chọn thuốc trị hăm cho bé yêu của mình các ba mẹ cần nắm rõ một số đặc điểm cơ bản về kem hăm tã:
- Nên lựa chọn những kem hăm có chiết xuất từ tự nhiên, xem kỹ về thành phần tuyệt đối không chất nguy hiểm như Paraben, Phthalate và Phenoxyethanol có thể gây dị ứng tới da nhạy cảm của trẻ.
- Sử dụng kem hăm giúp ngăn ngừa da bị dị ứng, phát ban, hăm do mang tã, bỉm giúp cải thiện bệnh lý trong thời gian ngắn
- Một số loại với thành phần dinh dưỡng có tác dụng chăm sóc da giúp làm mềm, dịu da giúp da nhanh lành.
Một số loại kem hăm tốt nhất được các mẹ tin tưởng lựa chọn
- Kem chống hăm Bepanthen
Kem chống hăm Bepanthen là sản phẩm có xuất xứ từ Đức có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh. Với chiết xuất từ thiên nhiên không gây kích ứng với làn da của trẻ. Sử dụng sản phẩm giúp điều trị, làm lành các bệnh lý về hăm tã của trẻ.
- Kem hăm tã Bubchen
Dòng kem hăm tã Bubchen được các mẹ biết tới giúp làm giảm, dưỡng ẩm và phục hồi vùng da bị hăm đỏ và đau nhức của bé trẻ. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên và những dưỡng chất đặc biệt giúp các mẹ chăm sóc bé yêu khỏi bị hăm hiệu quả và tốt nhất.
- Kem hăm tã Penaten
Kem trị hăm Penaten được nhiều bà mẹ tại Đức tin tưởng và lựa chọn nhiều nhất. Sản phẩm được làm hoàn toàn từ thiên nhiên hương hoa cúc với giá thành phải chăng, an toàn được các chuyên gia khuyên dùng.
Một số lưu ý đặc biệt khi điều trị cho bé bị hăm tã nặng
- Các mẹ nên vệ sinh cho bé thường xuyên tránh sự tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập làm bệnh có thể nặng lên, đảm bảo sạch sẽ nhất là khi các bé đã bị hăm. Sau mỗi lần thay tã cho bé nên lau rửa cẩn thận tốt nhất cách nhau tầm 3 – 4 tiếng còn đối với trẻ
- Khi trẻ bị hăm nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nên chọn nhưng vải mềm, mát, có khả năng thấm được mồ hôi và điều hòa không khí tốt tạo cảm giác cho trẻ thoải mái nhất. Trường hợp nặng cần dừng ngay việc đóng tã bỉm cho trẻ, cho trẻ nude tạo sự thông thoáng.
- Không chủ cần chú trọng về lựa chọn bỉm các mẹ cần chú đến khả năng nhạy cảm của da bé vì mỗi bé có một cấu tạo da khác nhau nên khả năng nhạy cảm của trẻ cũng khác nhau. Khi mới cho trẻ sử dụng các mẹ cần chú ý và kiểm tra thường xuyên.
- Đối với những trẻ bé bị hăm tã nặng (cấp độ 4-5) những vết xuất hiện mủ, rỉ nước thì tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viên và bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp và an toàn nhất.
https://tintuc.vnshop.vn/tat-tan-tat-cac-cach-lua-chon-bim-cho-tre-em-danh-cho-cac-ba-me/
https://tintuc.vnshop.vn/top-9-kem-ham-ta-hot-nhat-tren-thi-truong-hien-nay/