Khi nào dùng miếng dán hạ sốt

Cách dùng miếng dán hạ sốt như thế nào hay khi nào dùng miếng dán hạ sốt. Là những điều mà mẹ vẫn luôn băn khoăn mỗi khi bé bị ốm sốt. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để tìm lời giải đáp nhé!

Cấu tạo của miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt. Chất liệu của miếng dán là hydrogel, các polymer dạng chuỗi. Hợp chất này có khả năng hút nước trên vùng xa mà nó tiếp xúc. Các miếng dán hoạt động theo sự chênh lệch nhiệt độ để giúp vùng được dán giảm được nhiệt độ. Nên sản phẩm này giúp bé mát lạnh và thoải hơn.

Để làm tăng sự “hấp dẫn” của miếng dán và để tăng doanh thu, một số nhà sản xuất thêm tinh dầu vào miếng dán hạ sốt. Tinh dầu bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Tuy nhiên khả năng hạ sốt vẫn là không thể cải thiện thêm.

Khi nào dùng miếng dán hạ sốt

Nhiệt độ trung bình của mỗi bé rơi vào khoảng 36.5 – 37.5 độ C. Ở trạng thái bình thường, nhiệt độ trong miệng bé thường là 37 độ C. Thân nhiệt khoảng 37.5 – 38 độ C được xem là sốt nhẹ. Còn khi sốt cao thì khoảng 38 -39 độ. Đồng thời bé có một số biểu hiện như mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hôi thì cần có biên pháp hạ sốt gấp.

Cấu tạo miếng dán hạ sốt

Nhiệt độ thích hợp để sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé là 38 – 38.5 độ C. Chính vì vậy, mẹ cần đo chính xác xem bé đang bị sốt bao nhiêu độ. Tuy nhiên, để sử dụng cho bé một cách an toàn thì mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Khi được dán lên da, miếng dán này sẽ hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt trên vùng da màn nó được tiếp xúc. Nhưng theo ý kiến của nhiều bậc cha mẹ thì miếng dán không có tác dụng lâu. Khi mới dán thì rất mát lạnh, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng cảm giác mát thì qua rất nhanh, vùng da sẽ sớm nóng trở lại.

Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng sốt kèo dài, mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Vì miếng dán hạ sốt không thể thay thế thuốc được.

Cách dùng miếng dán hạ sốt

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên việc bị sốt gần như là không thể tránh khỏi. Trong tình huống cần thiết, mẹ cũng nên cân nhắc sử dụng miếng dán hạ sốt.

Mẹ chỉ cần bóc tấm phim và dán vào giữa trán bé. Tuy nhiên, để bé sớm hạ sốt mẹ nên cho bé sử dụng một số bài thuốc an toàn hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên sử dụng miếng dán hạ sốt như một biện pháp tạm thời. Ví dụ trong lúc chờ thuốc phát huy tác dụng, mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để giúp bé dễ chịu hơn. Và mẹ nên ghi nhớ một số điều sau:

  • Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng miếng dán hạ sốt.
  • Đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì. Mỗi đối tượng, mỗi độ tuổi thì cách sử dụng cũng có phần khác nhau, mẹ nên tìm hiểu kỹ.
  • Để tránh mua phải hành kém chất lượng thì mẹ nên mua tại các cơ sở uy tín để đảm bảo sức khỏe của bé không bị xấu hơn.
  • Không dán miếng dán hạ sốt vào vị trí tiêm chủng hoặc vùng da bị tổn thương.
  • Tuyệt đối không được dùng miếng dán hạ sốt cho những trẻ có tiền sử dị ứng và các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.
  • Trong thời gian sử dụng miếng dán cha mẹ cần theo dõi bé một cách sát sao. Phòng khi xảy ra trường hợp xấu thì có thể kịp thời xử lý.
  • Không nên dán miếng hạ sốt vào lòng bàn chân. Và cũng không nên dán miếng hạ sốt vào lưng để tránh xảy ra trường hợp biến chứng của cơn sốt cao.

Nhiều mẹ thắc mắc dán miếng hạ sốt cho trẻ ở đâu, dán miếng hạ sốt ở đâu hiệu quả. Câu trả lời là ở trán. Nhưng dù miếng dán hạ sốt ở trán hoặc dán miếng dán hạ sốt vào lòng bàn chân thì mẹ cũng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Miếng dán hạ sốt dán được mấy tiếng

Mỗi miếng dán hạ sốt lại có cấu tạo và thành phần khác nhau. Vậy nên thời gian tác dụng và độ hiệu quả cũng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mẹ chỉ nên sử dụng miếng dán hạ sốt khoảng 1 – 2 tiếng. Có sử tiếp miếng dán hạ sốt khác hay không thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Không nên quá lạm dụng miếng dán hạ sốt vì nó cũng có thể gây tác dụng phụ. Khi bé bị bệnh, cha mẹ cần bình tĩnh đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Tại nhiều cửa hàng có những miếng dán hạ sốt dành cho người lớn. Nhưng miếng dán hạ sốt cho người cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hơn nữa, hệ miễn dịch của người lớn cũng tốt hơn nên người trưởng thành không nhất thiết phải dùng. Trừ một số trường hợp đặc biệt.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của trang tin tức Vnshop. Kết hợp với ý kiến tham khảo của bác sĩ, hy vọng mẹ sẽ chuẩn bị được cho bản thân những cách ứng phó hợp lý khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. Cảm ơn độc giả đã ủng hộ Vnshop!

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…