Việc trẻ bị ho, bị khan, thở khò khè khi ho có đờm..khiến bạn không thể ngủ yên? Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Do đó bạn cần biết bé ho ở đâu để có cách xử trí kịp thời. Bởi ở độ tuổi này, mẹ cần hạn chế sử dụng những loại thuốc kháng sinh cho trẻ. Tiếng ho của trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề liên quan. Trẻ sơ sinh ho như thế nào là bình thường và không bình thường, cho biết bé đang gặp một vấn đề với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Tại sao trẻ sơ sinh bị ho?
1. Ho là gì?
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc tống xuất dị vật lọt vào đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường hô hấp, ho giúp đường hô hấp thông thoáng, tống xuất đờm, dịch mũi họng… ra ngoài. Có hai kiểu ho điển hình ở trẻ sơ sinh:
Ho khan: Ho khan xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Trẻ sơ sinh bị ho khan là do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản dưới sự thay đổi của nhiệt độ về chiều tối và ban đêm, đôi khi kèm theo triệu chứng thở khò khè.
Ho có đờm: Đây là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm nhầy có màu trắng hoặc xanh.
2. Tại sao trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi thường ít bị ho. nếu trẻ bị ho, đó có thể là do bé mắc phải một trong các nguyên nhân sau đây:
- Trẻ hít phải khói thuốc lá
- Trong nhà có người hút thuốc lá
Mẹ dùng than củi để xông sau khi sinh - Môi trường sống xung quanh quá nhiều khói bụi ô nhiễm
- Thời tiết thay đổi đột ngột, liên tục
- Bé bị bệnh: viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng, ho gà ..
- Bé bị sặc, hóc dị vật
- Bé bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus – RSV)
- Nhiều trẻ sơ sinh bị ho, khó thở có thể là do đường hô hấp dưới của bé tăng tiết dịch nhầy để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc dị vật nằm trong khí quản của bé.
Biến chứng của bệnh cảm lạnh khiến bé ho và sổ mũi kéo dài
Viêm tai giữa: Đây là biến chứng phổ biến nhất của cảm lạnh, do cấu tạo màng nhĩ của tai trẻ sơ sinh thường ngắn, rộng và nằm ngang nên vi khuẩn/virus rất dễ xâm nhập vào tai và trẻ bị ho có đờm sổ mũi khiến cho tai bị ẩm ướt và là vùng đất khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Khò khè: Cảm lạnh có thể gây thở khò khè, ngay cả khi con bạn không bị hen suyễn. Nếu con bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Viêm xoang: Cảm lạnh không được giải quyết được triệt để có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp trong xoang gây viêm xoang.
Nhiễm trùng thứ cấp khác: bao gồm viêm phổi, viêm phế quản và co thắt.
Để điều trị bệnh cho bé, cần thực hiện những điều như sau:
Cho bé bú đầy đủ: có thể cho bé uống thêm chút nước. Việc bé bú đầy đủ có tác dụng làm loãng dịch đờm làm cho bé ho dễ dàng, tránh bị ho khan.
Không sử dụng thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh một cách tùy tiện: Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm lạnh. Các loại thuốc này gây những tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
Giảm ho: Nếu các bé bị ho do nghẹt mũi để giảm cơn ho của bé, bạn có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi bé, dùng máy phun sương để tạo ẩm giúp bé dễ thở hơn. Nếu bé lớn hơn một tuổi, bạn có thể cho bé uống mật ong pha với nước ấm để làm loãng đờm.
Thuốc hạ sốt: bạn có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh nếu con sốt cao. Song nếu bé sốt cao hơn 38 độ C và có dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc… bạn nên đưa con đi khám ngay. Việc trẻ dưới 4 tháng tuổi bị sốt, thậm chí là sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
4. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh khí phế quản
-
- Trẻ thở yếu
- Ho từng cơ ngắn và tiếng ho khá lớn
- Bé thở không đều, nghe giống tiếng ngáy và tiếng huýt sáo qua chân răng
- Da bé tái xanh
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ cố vận động quanh các cơ quanh mũi, cổ và cánh tay để dễ thở hơn.
Vệ sinh mũi cho trẻ dễ chịu
Dùng bóng hút: Phương pháp này thích hợp cho sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặt trẻ nằm ngửa, lần lượt làm từng bên mũi. Nhỏ 2 đến 6 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi, chờ một lát cho nước muối ngấm dần. Bóp xẹp quả bóng đẩy không khí ra rồi nhẹ nhàng đưa đầu hút của quả bóng vào mũi trẻ. Thả tay để dịch nhầy và mũi bị hút vào trong bóng. Bóp đẩy khí và dịch trong bóng vào giấy vệ sinh. Lặp lại cho đến khi nào sạch mũi (chỉ thấy nước trong). Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và bàn tay người làm trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng cho trẻ. Mỗi ngày có thể làm 2-3 lần hoặc nhiều hơn tùy theo tình trạng xuất tiết dịch mũi của trẻ.
Dùng dây hút mũi: Cách này tương tự như dùng bóng hút, chỉ khác là người lớn dùng miệng hút mũi của trẻ thông qua hệ thống dây một chiều. Tuyệt đối không được thổi hơi vào dây khi vệ sinh mũi sẽ làm vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.
Dùng chai xịt phun sương: Trước hết cần lấy bớt nhầy mũi cho trẻ. Nếu trẻ lớn hãy bày cho trẻ xì mũi. Trẻ nhỏ dùng giấy ăn loại sạch mịn, cuộn thành bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ để thấm hút bớt nước và kéo ra theo một chút nhầy. Sau đó xịt mỗi bên 1-2 nhát, chú ý để đầu chai xịt hướng ra phía ngoài má. Nên chọn loại chai xịt mà lực bắn tia nhẹ nhàng cho trẻ bớt sợ và bớt đau mũi. Ngày làm 4 – 6 lần, tùy theo tình trạng tiết nhầy mũi.
Bơm rửa mũi: Là cách rửa mũi mà bơm nước vào bên này sau đó nó chảy ra bên kia. Đây là phương pháp gây nhiều tranh cãi nhất về vấn đề gây ra viêm tai giữa. Vậy có nên làm phương pháp này không? Hoàn toàn có thể nếu bố mẹ được chỉ dẫn cách làm đúng và đứa trẻ hợp tác hoặc ít ra là không phản kháng. Bởi hầu hết trẻ con không ưa cách vệ sinh mũi này nên thường la khóc giãy đạp rất mạnh. Như vậy thì không nên dùng phương pháp này cho trẻ, vì nhầy mũi chưa lấy được mà đã làm con hoảng sợ, đó cũng là một loại chấn thương tâm lý. Chỉ có trẻ nhỏ mấy tháng đầu hoặc những trẻ được làm từ nhỏ xíu và đã quen thì mới chịu phương pháp này. Và cũng chỉ nên sử dụng biện pháp bơm rửa mũi khi các phương pháp trên không hiệu quả, trẻ còn nghẹt mũi nhiều do nhiều nhầy ở sâu.
Làm ẩm không khí. Chạy máy tạo độ ẩm bằng nước mát trong phòng của bé có thể làm giảm nghẹt mũi. Thay nước hàng ngày và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để vệ sinh thiết bị.