Trẻ bị dị ứng bỉm là một tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những ngày nắng nóng, oi bức. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày của trẻ. Vậy bố mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ chóng hồi phục?
Biểu hiện của trẻ bị dị ứng
Trẻ bị dị ứng bỉm thường có những biểu hiện như:
- Da của bé sẽ ngay lập tức xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn ở vùng mông, bẹn hoặc bụng dưới ngay từ lần đầu tiên sử dụng bỉm mới.
Bé thường có những biểu hiện khác thường như đau rát, ửng đỏ da hoặc bong tróc những chỗ tiếp xúc với bỉm. - Da của bé bị dị ứng bỉm khiến hậu môn bị đỏ, lở loét làm bé đau và quấy khóc dữ dội, khi đi tiểu và đi đại tiện.
- Với những trẻ bị dị ứng bỉm nặng thì thường có biểu hiện như trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ khắp người.
- Ngoài ra, việc mẹ mua phải bỉm không đảm bảo chất lượng, mua nhầm hàng nhái, hàng giả hoặc loại bỉm đó không phù hợp khiến da bé vốn mong manh dễ bị tổn thường với các chất gây kích ứng trong bỉm.
- Trẻ bị dị ứng bỉm có thể gây đau đớn, tổn thương da và dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề như sẹo, rộp da…. Tình trạng này nếu không phát hiện, điều trị kịp thời dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Nên làm gì khi trẻ bị dị ứng bỉm
Khi phát hiện trẻ bị dị ứng bỉm, mẹ nên tiến hành xử lý vùng da dị ứng của trẻ theo các bước như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da trẻ bị dị ứng bỉm nhằm rửa đi các hóa chất trong bỉm gây dị ứng bám trên da bé.
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm hoặc khăn ướt để vệ sinh cho bé. Đó là những sản phẩm có hóa chất không hề có lợi cho làn da mềm mại mỏng manh đang bị tổn thương của bé.
- Ngoài ra cũng không nên thoa phấn rôm lên vùng da bị dị ứng của bé bởi điều này sẽ làm bít các lỗ chân lông trên da khiến tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn.
Trường hợp bé bắt buộc phải dùng bỉm thì mẹ không được đóng bỉm quá chặt, gây đau rát cho bé.
Theo dõi tình trạng của bé vài giờ sau đó khi dùng bỉm. Nếu các nốt mẩn đỏ, mề đay dần biến mất thì không cần điều trị.
Nếu cẩn thận hơn thì hãy cho trẻ đi xét nghiệm xem cơ địa của trẻ dị ứng loại bỉm nào để dùng cho an toàn.
Trường hợp trẻ bị dị ứng bỉm nặng, toàn thân nổi mẩn ngứa thì nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám và bôi thuốc hợp lý.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị để tránh trường hợp dùng sai thuốc khiến cho làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương, bỏng rát và biến chứng.
Những điều cần lưu ý khi mua bỉm cho trẻ
Chọn mua bỉm ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng đã được qua kiểm duyệt.
Tuyệt đối không ham rẻ mà mua bỉm kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất gây tổn thương cho da của trẻ.
Không cho trẻ dùng lại bỉm cũ vì dễ bị nhiễm khuẩn khiến vùng mông và bộ phận sinh dục bị tổn thương.
Thay bỉm thường xuyên cho trẻ mỗi 4 tiếng/ lần, tránh cho trẻ mặc bỉm hơn 8 tiếng đồng hồ.
Cần chọn cho trẻ loại bỉm đúng kích cỡ và độ tuổi. Các mẹ cũng có thể thảo bỉm vài giờ mỗi ngày để trẻ được dễ chịu và thoáng mát