Trong khoảng thời gian giao mùa, trẻ sơ sinh với sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt sẽ rất dễ bị mắc phải các triệu chứng như ho, thở khò khè, sổ mũi, khụt khịt mũi,… Tuy nhiên vẫn còn có các gia đình chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng nhỏ nhặt này và không ra tay chữa, chăm sóc, điều trị tại nhà sẽ khiến cho bé mắc phải một số bệnh về đường hô hấp rất nguy hiểm. Cùng vnshop tìm hiểu thêm về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi quã bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi
Ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể, xảy ra khi đường thở có vật lạ hay dịch tiết ứ đọng nhiều. Phản xạ ho giúp khai thông đường thở và cải thiện hiệu quả của hệ hô hấp khi có dị vật cản trở. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị ho có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản… Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở lứa tuổi này. Nguyên nhân của các đợt bệnh thường do virus, tiếp theo là vi khuẩn, các tác nhân vi khuẩn không điển hình, nấm…Trẻ càng nhỏ, hệ miễn dịch càng non nớt, khả năng bị bệnh càng cao và xu hướng diễn biến nặng hơn, kéo dài hơn so với các trẻ lớn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có ống mũi bên trong rất nhỏ và hẹp, với đường kính chỉ khoảng 2 đến 3 mm mỗi bên. Do vậy nên khi niêm mạc mũi bên trong sản sinh ra chất nhầy, dễ có trường hợp khiến cho việc tống chất nhầy trở nên khó khăn, làm cho chúng tụ lại, gây đầy ống mũi và tạo ra tiếng khụt khịt khi bé hít vào, thở ra.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi, tuy nhiên tình trạng bé khụt khịt mũi cũng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường chỉ cần hắt xì nhẹ, ho vài cái là bé sẽ vui tươi, khoẻ khoắn, ăn, ngủ tốt. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đối với hoạt động thường ngày của bé hay thậm chí có thể gây hại cho đường hô hấp non nớt của bé.
Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi
Tuy rằng tình trạng này được nhiều gia đình cho là không quá nghiêm trọng nhưng cha mẹ cũng không nên vì vậy mà không bắt tay vào giúp xử lý tình trạng này cho bé, dưới đây vnshop xin giới thiệu một số phương pháp xử lý tình trạng này:
- Khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi chủ yếu là do chất nhầy ở mũi bị ứ lại gây khó khăn khi thở cho trẻ. Vậy ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày từ 2-3 lần.
- Sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để hút dịch nhầy và vệ sinh mũi cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý không quá lạm dụng dụng cụ hút mũi và khi hút hãy dùng lực nhẹ để tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ.
- Khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi ba mẹ có thể dùng vài giọt dầu tràm pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng dầu xoa vào gan bàn chân, sau tai, lưng và ngực để giữ ấm cho trẻ nhất là vào mùa lạnh.Nên bế đứng trẻ và khi ngủ thì kê gối cao đầu hơn một chút nhằm giúp trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi dễ thở hơn.
- Ba mẹ luôn theo dõi tình trạng của trẻ và nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác, nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, sau khi ba mẹ đã xử lý bằng những cách đúng và cần thiết.
- Cần tuân thủ việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý giảm liều dùng hay ngưng thuốc khi vẫn còn trong thời gian điều trị.
- Nếu trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi còn đang bú mẹ thì mẹ hãy tích cực bổ sung những thực phẩm, trái cây giàu vitamin C để tạo ra nguồn sữa chất lượng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ mau chóng hồi phục.
- Đối với các trẻ bắt đầu ăn dặm ba mẹ nên bổ dung thêm loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, cho trẻ ăn các món ăn loãng và uống nhiều nước.
Một số sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi chăm sóc cho bé bị ho khụt khịt mũi
Dùng miệng hút mũi cho con: Hành động này thường được một số ít gia đình áp dụng khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi. Nhưng đây là một trong những việc làm sai lầm do khi dùng miệng hút mũi cho con ba mẹ vô tình chặn đường thở của con, gây áp lực lên sụn mũi và cánh mũi của con. Và nguy hiểm hơn là trong miệng của cha mẹ có chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ xâm nhập và phát triển ở mũi của con khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
Tự ý dùng thuốc cho con: Đây cũng là sai lầm khá phổ biến của cha mẹ. Khi thấy trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi kèm theo sốt, sổ mũi hoặc ho thì cha mẹ thường ra hiệu thuốc và mua thuốc theo triệu chứng của trẻ. Việc tự ý mua thuốc đặc biệt là kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm cho trẻ và làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi là triệu chứng của nhiều loại bệnh và mỗi bệnh có phác đồ điều trị khác nhau, do đó không thể tự mua thuốc kê khai theo triệu chứng được.
Giữ ấm quá mức và kiêng tắm: Khi thấy trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi kèm theo sổ mũi, hắt hơi,… Nhiều cha mẹ lo sợ trẻ bị lạnh nên vội vàng ủ ấm cho trẻ quá mức và kiêng tắm gội cho bé với hy vọng trẻ mau hết bệnh. Tuy nhiên những việc làm này là sai lầm do nếu cha mẹ ủ ấm cho trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ nóng bức, đổ mồ hôi nhiều cộng thêm việc kiêng tắm gội khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và có thể dẫn đến bệnh viêm da.
Phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi như thế nào ?
Trong khoảng thời gian giao mùa, sự thay đổi về thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi do nền nhiệt độ nóng – lạnh thất thường. Vì vậy ở thời điểm này cha mẹ nên biết một số biện pháp sau để phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị ho và khụt khịt mũi.
- Hãy giữ ấm và thông thoáng cho trẻ. Khi ra ngoài nhớ đội mũ, quấn khăn ấm cho trẻ. Nhưng không nên mặc quần áo quá dày, quá bí khiến trẻ ra mồ hôi và dễ nhiễm lạnh.
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm và nước ép từ trái cây để giúp cho da và đường hô hấp của trẻ luôn ẩm. Đặc biệt nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh hơn.
- Nếu mẹ có đủ sữa, hãy cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng. Đồng thời, cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm để trẻ có đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển thể chất và hệ miễn dịch.
- Giữ cho không gian của trẻ chơi, ngủ thông thoáng vệ sinh. Nhất là chăn ga gối đệm mẹ nên giặt giữ, tránh sử dụng những đồ chơi có lông, dễ bám bụi ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
- Với trẻ đã được bác sĩ chẩn đoán gặp các vấn đề viêm đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,… mẹ nên áp dụng các biện pháp tăng cường miễn dịch của trẻ trước thời điểm giao mùa. Và không nên lạm dụng kháng sinh và tự ý điều trị tại nhà mà điều trị theo đơn bác sĩ.
Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng những thông tin được đưa ra bên trên sẽ hỗ trợ cho các mẹ tốt hơn trong việc chăm sóc cho con em nhà mình. Xin chân thành cảm ơn các bậc cha mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại các bậc cha mẹ ở những bài viết tiếp theo.