Những lúc giao mùa thời tiết thay đổi hay những thời điểm nóng nực của mùa hè, trẻ nhỏ thường hay bị hăm tã. Và một trong những mối lo ngại hàng đầu của bố mẹ đó là bé trai bị hăm vùng kín. Đây là “vùng” khá nhạy cảm của bé. Cha mẹ cần phát hiện sớm và có cách điều trị hợp lý. Cùng Vnshop tìm hiểu về hăm vùng kín ở bé trai nhé!
Những dấu hiệu bé trai bị hăm vùng kín
Vùng kín là nơi vô cùng nhạy cảm. Chi cần sai một cũng có thể để lại hệ lụy nghiêm trọng không ngờ tới. Để nhận biết trẻ bị hăm ở vùng kín hay không, cha mẹ nên tham khảo một số dấu hiệu sau:
- Xung quanh bộ phận sinh dục của bé bị ửng đỏ.
- Vùng kín căng bóng, rát nổi mụn nhỏ li ti hoặc ban đỏ rộng.
- Bé quấy khóc mỗi khi thay bỉm, tã hoặc quần áo.
- Một số trẻ lớn hơn, bé sẽ kêu đau, rát và thường xuyên gãi vùng kín.
- Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục.
- Bé trai bị đau vùng kín do tình trạng hăm quá nghiêm trọng.
Cha mẹ nên thường xuyên quan sát bé mỗi lần tắm hoặc mỗi lần thay đồ cho bé. Không nên đánh giá thấp tình trạng hăm da vì nếu không có những biện pháp kịp thời thì rất dễ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của bé. Đặc biệt là ở vùng kín. Thực tế rất nhiều bé trai bị hăm bìu.
Nguyên nhân bé trai bị hăm vùng kín
Hăm là hiện tượng da bị viêm thường xuất hiên ở các nếp gấp da. Tại các vị trí này thường nóng và ẩm hơn gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó, sự cọ xát giữa các nếp gấp và tã bỉm kèm theo tác động của mồ hôi, phân, nước tiểu cũng có thể khiến bé trai bị hăm vùng kín.
Tình trạng hăm da thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng tuổi. Trong những năm đầu đời, da bé thường mỏng hơn so với da người lớn. Theo ý kiến của các bác sĩ là mỏng hơn đến 7 lần. Chính vì vậy nên nhạy cảm và dễ kích ứng hơn rất nhiều.
Trong nhiều hợp, bé bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn tới hăm vùng kín. Điều này xảy ra có thể là do môi trường xung quanh bé không được đảm bảo. Hoặc quần áo bé mặc có vấn đề. Cha mẹ cần lưu ý.
Một số khác có thể là do da bé bị dị ứng với tã lót. Đây là nguyên nhân do cơ địa. Cần lựa chọn kỹ tã bỉm cho bé.
Tham khảo chữa hăm cho bé trai an toàn, tự nhiên ở nhà
Có nhiều cách trị hăm tự nhiên hiệu quả được truyền tai nhau. Mời bạn đọc tham khảo một số cách trị hăm sau. Tuy nhiên, dù áp dụn cách thức nào cha mẹ cũng cần tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp tốt nhất cho bé yêu nhà mình.
Trị hăm bằng lô hội
Về khía cạnh khoa học, lô hội có tính chống viêm tương đối tốt. Bên cạnh đó, lô hội cũng rất giàu vitamin E. Vậy nên có thể coi lô hội là một vị thuốc chữa hăm cho bé. Chuẩn bị một lát lô hội sau đó thoa lên vùng da bị hăm của bé, để cho dịch của lô hội khô hoàn toàn rồi mới mặc quần áo cho bé. Cha mẹ cần đảm bảo rằng, lô hội sử dụng cho bé là lô hội tự nhiên, không sử dụng thuốc hóa học hoặc thuốc bảo quản. Rửa sạch lô hội và tay trước khi thoa lên da bé.
Tinh dầu tràm trà
Theo lời kể của một số mẹ bỉm sữa, sử dụng tinh dầu tràm trà khá hiệu quả. Điều này không hoàn vô lý vì tinh dầu tràm trà có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn.
Cách sử dụng như sau: Pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi thoa thật nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé. Chờ khoảng vài ngày để kiểm nghiệm sự hiệu quả.
Bột yến mạch
Trước khi tắm cho bé, bạn hãy cho bé ngâm trong nước mạch. Cụ thể, thêm một muỗng bột yến mạch vào chậu nước tắm cho bé. Cố gắng giữ bé để bé ở trong nước yến mạch khoảng 10 – 15 phút rồi tắm lại cho bé.
Trong yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, cùng với hợp chất saponin giúp làm dịu và bảo vệ da bé. Đồng thời giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu trong các lỗ chân lông, một trong các yếu tố khiên bé bị hăm da.
Trị hăm tã bằng giấm
Để sử dụng giấm trị hăm tã hiệu quả, bạn hãy pha nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã của bé vào dung dịch. Hoặc, bạn có thể cho hòa nửa thìa giấm vào nước, rồi tẩm dung dịch này vào một chiếc khăn sạch rồi lau cho bé khi thay tã.
Tại sao lại giấm thì lí do là nước tiểu có tính kiềm, giấm sẽ giúp trung hòa và cân bằng lại độ pH. Giúp bé không phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu, dễ gây nên hiện tượng phát ban, hăm tã.
Trị hăm bằng dầu dừa
Với dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da bị hăm của bé. Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa giúp da bé dịu và mịn màng trở lại. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý rửa tay thật sạch trước khi thoa cho bé. Và chỉ được sử dụng dầu dừa nguyên chất thì mới có hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh nhưng cha mẹ đừng vì thế mà chủ quan. Nhất là khi hăm da xuất hiện ở vùng kín của bé trai. Sau đây là một số lưu khí điều trị hăm tã cho trẻ:
- Không nên lạm dụng phấn rôm hoặc bột ngô để điều trị hăm da. Vì nếu sử dụng quá nhiều và không đúng liều lượng có thể làm kích thích làn da nhạy cảm của bé, khiến làm chậm quá trình chữa lành bệnh. Trong nhiều trường hợp, nấm men phát triển quá nhiều làm tình trạng thêm xấu đi.
- Không nên sử dụng các loại xà phòng, nước thơm,… cho bé. Vì các thành phần hóa học có thể gây kích ứng thêm cho da bé.
- Khăn, giấy ướt chứa propylene glycol. Đây là chất dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn. Cho nên cha mẹ không nên sử loại giấy, khăn có chứa chất này để lau cho bé.
- Trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào để trị hăm cho bé thì phải hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số kiến thức để cha mẹ tham khảo khi bé trai bị hăm vùng kín. Cần kết hợp với các ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tổng hợp được phương pháp tốt nhất cho bé yêu. Cảm ơn độc giả đã ủng hộ trang tin tức của Vnshop!