Trẻ sơ sinh dùng bỉm hay tã giấy thì tốt khi mà mỗi loại đều có ưu điểm riêng? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Cùng Vnshop tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Phân biệt giữa bỉm và tã giấy
Bỉm
là một người bạn đồng hành với tất cả các bạn nhỏ gồm 3 lớp:
- Lớp bao ngoài: thường được làm bằng màng polyethylen. Lớp bên trong của chiếc bỉm tiếp xúc với da bé được làm bằng polypropylene. Cả hai vật liệu này đã trải quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, an toàn tuyệt đối cho bé. Gần đây một số nhà sản xuất đã có cải tiến bổ sung thêm vitamin E với mục đích chốm hăm.
- Lớp lõi thấm: Đây là phần chứa nhiều bông và hạt siêu thấm, thường là natri polyacrylate. Đặc điểm của natri polyacrylate là có thể hấp thụ được một lượng nước tiểu lớn gấp 30 lần khối lượng của nó. Chính vì vậy mà các chiếc bỉm trở nên mỏng hơn. Ngoài ra, phần lõi thêm được bổ sung hương liệu như tinh dầu cam, chanh, bạc hà,… vừa để làm giảm mùi chất thải vừa chống hăm.
- Lớp trang trí: Đây là lớp để nhà xuất thể hiện thương hiệu của mình và trang trí sao cho bắt mắt, hấp dẫn trẻ.
Trong 1 tháng tuổi đầu tiên, mỗi bé sẽ có số lần đại tiện khác nhau nên số lượng bỉm trong tháng đầu tiên cũng khác nhau. Nhưng thường thì trong tháng đầu tiên cha mẹ nên sử dụng kết hợp giữa bỉm và tã giấy. Đây là câu trả lời cho câu hỏi nhiều mẹ là trẻ sơ sinh tháng đầu dùng hết bao nhiêu bỉm.
Tã giấy
Tã giấy có cấu tạo rất đơn giản. Một miếng tã giấy bao gồm các lớp bông được nén chạt lại với nhau. Mặt sau cũng có lớp dán tiện ích để cố định tã.
Tã giấy cũng có khả năng thấm hút cực tốt và cũng vô cùng mềm mại, an toàn cho da bé. Với tã giấy, công việc giặt giũ sẽ được giảm tải đáng kể.
Tuy nhiên khác với bỉm, cha mẹ sẽ phải thay tã giấy cho bé thường xuyên hơn. Một chiếc tã chỉ chịu được từ 1-2 lần tiểu tiện của bé. Một ngày, mỗi bé cần khoảng 6 – 8 miếng hoặc có thể hơn. Chính vì vậy nên mua tã giấy cho bé theo từng tháng. Nếu cha mẹ nào còn thắc mắc trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu tã giấy thì đã có câu trả lời rồi nha!
Trẻ sơ sinh dùng bỉm hay tã giấy khi nào
Trong 3 ngày đầu tiên, mẹ nên sử dụng tã giấy cho bé vì trong 3 ngày này bé thường chỉ đi ra phân su.
Khoảng 1 – 2 tháng đầu tiên, bé thường đi tiêu nhiều lần trong ngày với mật độ khoảng 8 – 10 lần/ngày nên tã giấy vẫn là sự lựa chọn tốt cho bé. Cha mẹ có thể cân nhắc.
Từ 3 tháng tuổi trở đi, bé chỉ đi tiêu khoản 2 – 3 lần/ngày nhưng với lượng phân nhiều hơn nên bỉm sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Với những trẻ sinh vào mùa lạnh, hanh khô, cân nặng của bé rơi vào khoảng trên 2.5 kg thì mẹ nên sử dụng bỉm cho bé. Khi dùng bỉm thì mẹ sẽ ít phải thay ra thay vào cho bé như khi sử dụng tã giấy. Hạn chế việc bé có thể bị nhiễm lạnh.
Còn nếu trẻ sinh vào mùa hè thì nên sử dụng tã giấy để giữ sự thoáng mát cho bé trong những ngày nóng nực, ẩm ướt, hạn chế bị hăm. Vào ban đêm thì mẹ có thể sử dụng bỉm cho bé để chóng tràn tốt hơn.
Hướng dẫn mua tã cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh: Cha mẹ nên chọn lạo tã dán Newborn là thích hợp nhất cho bé ở giai đoạn sơ sinh.
Trẻ dưới 9kg: Có 3 loại size là S, M và L phù hợp với trẻ.
Trẻ trên 9kg: Ngoài việc lựa chọn giữa size L và XL cho bé. Cha mẹ cũng cần chọn loại tã phù hợp với giới tính của bé.
Vậy tã giấy sơ sinh nào tốt? Hiện nay trên thị trường có 5 loại tã giấy đang được ưa chuộng đó là tã giấy Merries, Pampers, Goon, Huggies và Bobby. Cha mẹ có thể thoải mái lựa chọn cho bé yêu nhà mình.
Một số mẹ cũng có thắc mắc là có nên dùng tã chéo cho trẻ sơ sinh không thì câu trả lời là nên. Tã chéo có nhiều ưu điểm như an toàn cho da bé, chống hăm hiệu quả, thích hợp cho trẻ mới sinh, dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng, có thể tái sử dụng nhiều lần, tiết kiệm kinh tế. Bên cạnh ưu điểm thì cũng tồn tại nhược điểm là không thấm hút được lượng lớn chất thải, dễ bị tuột.
Mẹ nên sử dụng loại tã chéo bằng cotton cao cấp để dễ dàng giặt sạch hơn. Đồng thời, khi sử dụng tã chéo, mẹ nên dùng tã chéo cho bé quấn lên sát nách để hạn chế tã bị xô lệch.
Mẹ nên dùng tã chéo cho con trong độ tuổi sơ sinh.
Lưu ý dùng tã dán cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, khi mặc tã cho bé, mẹ nên chú ý gấp mép tã của bé xuống phía dưới. Việc làm này để tránh việc mép tã cọ xát và gây tổn thương cho cuống rốn của bé lúc chưa hoàn thiện hoàn toàn.