4 cách tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh

Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh là cách làm hiệu quả, thường được các mẹ áp dụng khi bé bị ho, cảm cúm, sổ mũi… Đây là phương pháp làm đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Hôm nay, hãy cùng VnShop tìm hiểu cách tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé.

cách nấu nước gừng cho bé tắm

Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh có hiệu quả gì?

Gừng là một loại củ rất quen thuộc đối với đời sống của người dân ta. Ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị thực phẩm trong món ăn, gừng còn được sử dụng như một vị thuốc trong đông y, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Đối với trẻ sơ sinh, cơ thể còn rất non yếu, nên gừng chủ yếu được sử dụng để pha nước tắm. Sau đây là 4 công dụng tiêu biểu của việc tắm nước gừng.

Giảm mụn, rôm sảy

Đối với trẻ sơ sinh, làn da còn rất mỏng manh, non yếu, dễ bị tổn thương. Do đó, khi tắm cho trẻ bằng các loại nguyên liệu có nguồn gốc thiên thiên, không có hóa chất như gừng sẽ rất phù hợp.

Làn da trẻ sơ sinh tương đối nhạy cảm, nên rất dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy, dị ứng. Đa số trẻ sơ sinh đều gặp tình trạng này. Việc tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé thoải mái, không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu và giảm mụn rôm sảy hiệu quả.

Giúp lưu thông máu tốt hơn

Trong y học cổ truyền có nói về công dụng của củ gừng. Khi sử dụng gừng để tắm hoặc ngâm chân giúp thông kinh, hoạt lạc, khí huyết lưu thông tốt, sức khỏe nâng cao.

Theo y học hiện đại, trong gừng có nhiều khoáng chất như kẽm, crom và magie. Khi sử dụng làm nước tắm, các chất này ngấm qua da vào trong cơ thể, giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng lưu lượng oxy đến các cơ quan, khiến da hồng hào, khỏe mạnh, bé thoải mái, ăn ngủ tốt.

Giúp làm ấm cơ thể

Cho trẻ ngâm mình trong nước gừng ấm sẽ giúp làm ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh cảm cúm, phong hàn bình thường rất tốt. Việc tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh rất thích hợp để sử dụng, đặc biệt vào mùa đông.

Tăng cường sức đề kháng tự nhiên

Gừng có vị cay, tính ấm nóng ngoài công dụng làm ấm cơ thể ra còn giúp giải cảm, phòng chống các bệnh cảm cúm, ho, viêm họng vô vùng hiệu quả. Vào mùa, đông, các mẹ thường đun nước gừng cho bé tắm hoặc uống chút nước gừng để giữ ấm cơ thể.

Cách nấu nước gừng cho bé tắm

tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh

Đối với mỗi trường hợp bé bị ho, bị cảm khác nhau thì lại có cách pha nước gừng cho bé tắm khác nhau. Do đó, công dụng mỗi cách cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu 3 cách tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh phổ biến dưới đây.

Cách 1: Dùng cho bé mới bị cảm và ho nhẹ

  • Mẹ chuẩn bị 2-3 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Cho vào nồi đun sôi với 200 ml nước.
  • Lấy nước này pha với nước thường cho bé tắm.
  • Mẹ tắm nhanh cho bé, khoảng từ 3-5 phút, không tắm quá lâu tránh bị nhiễm lạnh trở nặng hơn.

Cách 2: Dùng cho bé bị cảm và ho một thời gian

  • Mẹ chuẩn bị 2 củ gừng 5 củ xả, rửa sạch.
  • Đem vào nấu với 500 ml nước cho sôi rồi đem pha ra cho bé tắm.
  • Hoặc cũng có thể đem xông hơi từ 3-5 phút. Sau khi xông hơi xong lau khô người rồi mặc quần áo cho bé.

Cách 3: Bé bị cảm và ho lâu ngày

  • Chuẩn bị 5 cùng gừng, rửa sạch, giã nát.
  • Đem trộn với 100ml rượu trắng, rồi cho thêm 500 ml nước đun sôi.
  • Pha hỗn hợp trên với nước nguội cho bé tắm ngâm mình. Ngâm khoảng 3 phút sau đó rửa sạch cơ thể nhanh chóng, tránh bị nhiễm lạnh.

Những điều chú ý khi tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh

tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh

  • Nên cho trẻ tắm trong phòng kín gió để tránh bị cảm nặng hơn.
  • Điều chỉnh để nhiệt độ nước tắm phù hợp khoảng 38 độ C.
  • Trước khi tắm, hãy chấm nước tắm lên da bé, xem bé có bị kích ứng không. Sau 10 phút nếu không có hiện tượng gì thì có thể tắm bình thường.
  • Sau khi tắm xong, lau khô người rồi mặc quần áo cho bé.
  • Chỉ nên tắm gừng mỗi 3-4 ngày 1 lần.
  • Sau khi tắm gừng xong bé có thể bị mất nước. Cho bé uống sữa hoặc nước để tránh hiện tượng này.

Trên đây là hướng dẫn phương pháp tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh. Hy vọng thông tin này hữu ích và chúc các bạn thực hiện thành công.

https://tintuc.vnshop.vn/nhiet-do-nuoc-tam-cho-tre-so-sinh/

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…