Cách dùng củ gai tươi cho bà bầu an thai hiệu quả

Củ gai là một vị thuốc trong Đông y. Vậy củ gai có tác dụng gì cho bà bầu và cách dùng củ gai tươi cho bà bầu như thế nào? Mời các bạn cùng Vnshop đón đọc và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Dùng củ gai tươi cho bà bầu có tốt không?

Củ gai là cây gì?

Củ gai là một loại cây dược liệu, có tên khoa học là Radix Boehmerae, hay còn được biết đến với các tên gọi như: cây tầm ma, cây trữ ma, cây tầm gai, cây gai bánh.

Củ gai là loại thực vật sống lâu năm, cao từ 1,5-2m, lá lớn, có răng cưa, mọc so le. Hoa cây củ gai là học đơn tính, quả bế mang đài. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là các vùng núi của tỉnh Hòa Bình.

Có 2 loại cây củ gai mà mọi người cần chú ý phân biệt để sử dụng, đó là củ gai để lấy lá làm bánh và cây củ gai lấy củ làm thuốc. Củ gai lấy lá thường là giống cây ngắn ngày, lá khó nhỏ, vòng đời ngắn. Củ gai để lấy củ thường được trồng từ 6-8 năm, củ to, dược tính cao hơn nhiều so với loại củ gai lấy lá.

Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu trong củ gai với thành phần hóa học gồm: Acid chlorogenic, acid quinic, acid cafeic, acid protocatechic, rhoifolin 0,7%, apigenin. Ngoài ra còn chứa mangan, chlorine, chất xơ, chất béo, protein, Vitamin K,… Củ gai thường có thể sử dụng dạng tươi khô hoặc tươi rất có lợi với nhiều đối được sử dụng đặc biệt bà bầu.

Hình ảnh cây củ gai

Hình ảnh cây củ gai được trồng ngoài tự nhiên
Hình ảnh rễ củ gai tươi mới thu hoạch

củ gai rất phổ biết với cuộc sống hàng ngày

Hình ảnh củ gai khô

Hình ảnh củ gai khô - 3

Hình ảnh củ gai khô - 1

Hình ảnh củ gai khô - 2

Cây củ gai là cây có nhiều tác dụng. Ngày xưa, loại cây này thường được sử dụng để lấy sợi dệt vải, dệt quần áo của nhiều dân tộc ở châu Á.

Tại Việt Nam, cây gai thường được lấy lá để làm bánh gai, bánh ít. Củ gai sau khi thu hoạch được thái nhỏ, phơi khô, sử dụng làm dược liệu trong Đông y. Củ gai thường được sử dụng để an thai với những người có tiền sử sảy thai, lưu thai hoặc bị động thai.

Củ gai có thực sự tốt?

Rễ cây gai hay còn gọi là củ gai có hình trụ, nhìn cong queo. Vỏ rễ màu nâu đậm, thân có những vết nhăn dọc, ngang, dài, có lỗ bì đồng thời có vết tích của rễ con. Khoa học đã nghiên cứu được thành phần hóa học của rễ cây gai gồm: acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic.

Rễ củ gai khi sắc lên thành thuốc có vị ngọt, tính hàn, không độc, rất dễ uống. Do đó, củ gai thường được sử dụng làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu hoặc sang lở.

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu

Củ gai còn được xem là vị cứu tinh, là thuốc để an thai, dưỡng thai. Củ gai thường được sử dụng cho các trường hợp có tiền sử sảy thai, lưu thai hoặc các trường hợp bị động thai, muốn giữ thai.

Uống củ gai có hại không?

Cây củ gai thường được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh, tính hàn, không độc, do đó người dùng có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, để thuốc phát huy dược tính tốt nhất, người dùng nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý sử dụng.

Cách dùng củ gai tươi cho bà bầu

Hướng dẫn cách nấu nước củ gai tươi cho bà bầu

Đối với bà bầu bị động thai, ra máu, nhau thai có hiện tượng bị bóc tách, tụ dịch dưới màng nuôi thì nên sử dụng bài thuốc từ củ gai tươi dưới đây. Thời hạn sử dụng ít nhất 1 tuần.

3 ngày đầu

Củ gai tươi khoảng 200g rửa sạch, cắt miếng mỏng, đem sắc với 1 lít nước trong 40 phút, làm nước uống trong ngày. Khi uống hết có thể sắc lại thuốc cũ 2-3 lần để uống.

4 ngày tiếp theo

Củ gai tươi giảm hàm lượng xuống còn 100g, rửa sạch, cắt miếng mỏng, đem sắc với 1 lít nước trong 40 phút, làm nước uống trong ngày. Khi uống hết có thể sắc lại thuốc cũ 2-3 lần để uống.

Chú ý:

Các trường hợp mẹ bầu ra thêm máu màu đỏ sẫm, thì cho thêm rau ngải cứu hoặc tía tô chung vào để sắc uống. Đối với các bà bầu bị ốm nghén cũng có thể uống nước này vào để cảm thấy thoải mái hơn.

Uống củ gai trước khi mang thai

Củ gai cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp tử cung khỏe mạnh, tăng khả năng thụ thai. Do đó, nếu có ý định muốn sinh bạn, bạn nên uống nước củ gai trước để chuẩn bị tốt nhất cho việc thụ thai và sinh nở.

Liều lượng tương tự cách trên, mỗi lần sắc 100g uống hết trong ngày. Tuy nhiên, tuần chỉ nên uống từ 2-3 ngày. Hoặc nếu không có thể hầm củ gai với thịt gà, chân giò hoặc tim heo để ăn cũng rất tốt.

Uống củ gai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Củ gai có tác dụng an thai nên rất tốt cho bà bầu và không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nếu bạn bị động thai, nên sử dụng nước củ gai một cách thường xuyên, ăn uống đầy đủ và giữ tâm lý thật thoải mái, hạn chế vận động. Sau một thời gian theo dõi nên đến bệnh viện kiểm tra tình hình của cả bạn và bé.

Một số chú ý khi sử dụng củ gai cho phụ nữ mang thai

  • Củ gai trên thị trường có rất nhiều loại vì thể khi mua cần chú ý chỉ mua những cửa hàng uy tín có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng không đảm bảo sức khỏe khi sử dụng.
  • Mẹo nhỏ khi mua củ gai nên mua củ gai tươi còn nguyên củ, không bị hư hay dập thối. Không nên mua củ gai dưới dạng bào chế vì rất khó xác định được chất lượng cũng như  của củ. Cây thường mọc ngoài tự nhiên nên trước khi sử dụng cần phải vệ sinh sạch sẽ tránh bùn đất, côn trùng hay thuốc bảo quản.
  • Cần tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để có liều lượng sử dụng an toàn vì đối với mỗi người có cơ địa phản ứng khác nhau.
  • Nước của gai có thể cất trữ trong tủ lạnh thì nên làm ấm lại trước khi uống và tốt nhất không để quá 3 – 4 ngày để đảm bảo không ảnh hưởng tới chất dinh dưỡng hay ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai không nên uống nước củ gai khi quá no, và khi đói

Cách bảo quản củ gai tươi và không đúng cách

  • Đối với củ gai tươi tốt nhất nên dùng giấy báo bọc kín rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi sử dụng thì vệ sinh phần củ gai đến đó để giữ được độ tươi của sản phẩm thời gian sử dụng từ 15 – 20 ngày mà không lo bị mốc, hỏng.
  • Tuyệt đối không bảo quản củ gai tươi trong ngăn đá hay nơi có gió phả lạnh trực tiếp vì như thế sẽ làm củ hỏng nhanh hơn.
  • Đối với một số mẹ không sử dụng được củ gai tươi nên sử dụng củ gai đã sấy khô để tiện lợi cho việc bảo quản và thời gian lâu hơn. Củ gai được sấy khô nên để trong túi gói kỹ hay để trong lọ có nắp đậy và để nơi khô, thoáng mát tốt nhất không để ở những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Củ gai tươi mua ở đâu? Giá củ gai tươi?

Trên thị trường hiện nay củ có hai dạng khô và tươi đều có tác dụng cũng như hiệu quả tốt như nhau. Các mẹ có thể tìm mua củ gai tươi hay củ gai khô khô ở bất kỳ trên mạng hay tại các cửa hàng lá hay cửa hiệu thuốc nam đều có bán. Trên thị trường giá bán củ gai với rất nhiều giá khác nhau tùy vào nguồn gốc xuất xứ, số năm tuổi của củ trung bình giá bán củ gai tươi rơi tầm 150.000đ – 170.000đ/kg óc thể lên tới 300.000đ/kg. Còn đối với loại khô rơi vào tầm 180.000đ – 200.000đ/kg còn đối loại củ lâu năm có thể lên tới 500.000đ/kg.

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết về củ gai hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp ích được các mẹ có thêm thông tin về củ gai có tác dụng gì với bà bầu cách sử dụng củ gai đúng cách. Đặc biệt các mẹ có thể theo dõi thêm một số bài viết khác giúp chăm sóc phụ nữ mang thai đúng cách như: Các loại rau củ quả tốt cho bà bầu, sữa tươi không đường cho bà bầu, bà bầu ăn sữa chua có tốt không. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh

https://tintuc.vnshop.vn/cac-loai-rau-cu-qua-tot-cho-ba-bau/

https://tintuc.vnshop.vn/top-7-loai-sua-tuoi-khong-duong-cho-ba-bau/

https://tintuc.vnshop.vn/ba-bau-an-sua-chua-co-tot-khong-mot-so-luu-y-khi-su-dung-tot-cho-me-va-thai-nhi/

 

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe....

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…