Cháo đậu xanh cho bé ăn dặm nấu như thế nào

Đậu xanh là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Và được nhiều bà mẹ tin dùng để nấu cháo đậu xanh cho bé ăn dặm. Nhưng để có kiến thức chi tiết và đầy đủ thì mời các mẹ tham khảo bài viết sau.

Lợi ích của đậu xanhGiá trị dinh dưỡng của đậu xanh

Theo như kết quả phân tích của các nhà khoa học, trong đậu xanh chứa:

  • 14% nước
  • 23,4% protid
  • 53,1% glucid
  • 2,4% lipid
  • 4,7% cellulose

Các chuyên gia khẳng định, đậu xanh là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi.

Những yếu tố vi lượng như canxi, photpho, sắt và nhiều vitamin như A, E, B1, B2, C giúp xương chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Đậu xanh có những tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh

Thanh nhiệt, giải độc

Vào những ngày hè nắng nóng, cha mẹ có thể ưu tiên nấu cháo đậu xanh cho bé ăn dặm. Đồng thời cũng là để giúp bé có thể giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả do đậu xanh có tính mát.

Bên cạnh đó, đậu xanh cũng giúp chữa và giảm nguy cơ mắc bệnh về gan cho bé.

Một điểm rất đặc biệt ở đậu xanh đó là có hàm lượng protein rất cao và cao hơn hẳn những loại hạt khác. Chính vì lí do đó, đậu xanh rất phù hợp sử dụng khi bé bị suy nhược.

Ngoài ra, đậu xanh cũng là một trong những thực phẩm giúp nhuận tràng, rất tốt cho tiêu hóa.

Tăng cường hệ miên dịch

Đậu xanh giúp bé phát triển hệ miễn dịch, tăng cường sức để kháng nhờ hàm lượng vitamin C và E rất dồi dào.

Vitamin A thì giúp bé có một đôi mắt sáng và khỏe.

Hỗ trợ xương chắc khỏe hơn

Ngoài cách bổ sung canxi cho bé bằng sữa thì cha mẹ cũng có thể cân nhắc bổ sung bằng cháo đậu xanh. Lượng canxi trong đậu xanh là không thể coi thường.

Hỗ trợ trao đổi chất

Khoáng chất Sắt giúp cơ thể sản sinh ra tế bào hồng cầu, hỗ trợ tăng cường trao đổi chất trong cơ thể bé. Điều này có thể giúp bé tăng cân đều, mau lớn và khỏe mạnh hơn.

Cách nấu một số món cháo đậu xanh cho bé ăn dặm

Cháo đậu xanh sữa

Nguyên liệu:

  • 50 gam đậu xanh.
  • 50 gam gạo tẻ.
  • 20 gam gạo nếp.
  • 50 ml sữa.
  • 300 – 500 ml nước.
  • 20 gam đường mật hoặc đường vàng.

Cách nấu:

  1. Đậu xanh phải được bỏ vỏ rồi đem vo với nước cho sạch. Ngâm nước ấm khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ.
  2. Trộn lẫn gạo nếp và gạo tẻ với nhau sau đó đem vo rồi ngâm với nước ấm khoảng 20 phút. Việc cho thêm gạo nếp sẽ giúp món cháo thơm, ngon và dẻo hơn.
  3. Sau khi ngâm xong, cho gạo và đỗ vào nồi nước. Lưu ý chỉ cho vừa đủ nước để nấu.
  4. Đun cho đến khi sôi thì dùng thìa hoặc đũa đảo đều. Tiếp tục đun dưới ngọn lửa nhỏ cho cháo thật nhừ. Cứ sau khoảng 10 – 15 phút thì đảo một lần.
  5. Sau khi gạo và đỗ đã nhừ thì thêm sữa và đường sao cho vừa ăn rồi khuấy đều.

Cháo đậu xanh bột mì

Nguyên liệu:

  • 5 gam bột mì.
  • 1 thìa gạo.
  • 1 thìa nhỏ đỗ xanh.
  • 30ml sữa tươi.
  • 50ml nước.
  • Một ít bột nghệ.

Cách nấu:

  1. Ngâm đỗ xanh khoảng 30 phút để đỗ xanh mềm ra.
  2. Gạo sau khi vo sạch cũng đêm ngâm nước ấm khoảng 30 phút.
  3. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu đến khi chín nhuyễn tất cả.
  4. Khi cháo nguội có thể đem đi xay mịn hơn.
  5. Có thể nêm nếm thêm gia vị cho món ăn hấp dẫn.

Cháo đậu xanh thịt vịt

Nguyên liệu:

  • 30 gam thịt vịt.
  • 10 gam đậu xanh.
  • 20 gam gạo tẻ.
  • Một ít hành lá và rau ngò.

Cách nấu:

  1. Sơ chế: Thịt vịt cần được  làm sạch. Đậu xanh và gạo cũng cần vo sạch rồi ngâm khoảng 30 phút.
  2. Chuẩn bị một nồi nước rồi cho gạo, đậu xanh và thịt vịt vào ninh nhừ.
  3. Khi thịt vịt đã chín mềm thì cần vớt ra để băm nhỏ giúp bé dễ ăn hơn.
  4. Rửa sạch hành và rau ngò sau đó thái nhỏ để cho vào nồi.
  5. Để nguội là có thể cho bé ăn được rồi.

Cháo gạo lứt đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 1 thừa gạo lức.
  • 1 thừa gạo tẻ.
  • 1 thìa giá đỗ.
  • 60 ml sữa
  • 60 ml nước.
  • 1 thìa đường.
  • Hạnh nhân và hạt điều.

Cách nấu:

  1. Trộn gạo lức với gạo tẻ sau đó đem vo sạch rồi ngâm nước ấm khoảng 30 phút.
  2. Rửa sạch giá đỗ.
  3. Hạnh nhân cần bỏ vỏ và rửa sạch.
  4. Hạt điều cũng cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm.
  5. Chuẩn bị nồi nấu. Thêm gạo, giá đỗ, hạnh nhân và hạt điều vào. Sau đó cho thêm nước.
  6. Đun tới khi sôi thì giảm xuống mức lửa nhỏ và tiếp tục đun. Thi thoảng sử dụng thìa để khuấy. Khi cháo chưa nhuyễn nhưng nước sắp cạn thì cho thêm nước để tiếp tục nấu.
  7. Khi kiểm tra thấy cháo đã đủ độ nhuyễn thì cho thêm sữa tươi và đường. Khuấy đều.
  8. Sau khi khuấy xong có thể tắt bếp, để nguội trong khoang 20 phút. Tiếp tục lọc cháo hoặc cho vào máy xay tạo độ mịn cho cháo.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…