Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì ?

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều cha mẹ vẫn còn đang băn khoăn nên khởi đầu như thế nào cho đúng cách ? Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì ? Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào ? Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm ? Cùng Vnshop giải đáp các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm ?

Nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên các gia đình rằng thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi vì đây là giai đoạn bé cần nhiều năng lượng để phát triền mà trong khi đó chỉ sữa mẹ không thôi là chưa đủ. Trong thời gian này, cơ thể bé cần khoảng 700kcal/ ngày, trong khi sữa mẹ chỉ có thể cung cấp khoảng 450kcal/ ngày, vì vậy khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì và bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách là cần thiết để bù đắp đầy đủ năng lượng quan trọng trong quá trình phát triển của bé.

trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì_4

Khẩu phần trong mỗi bữa ăn dặm cần được tăng khi trẻ lớn lên (về số lượng và độ đậm đặc dần lên) và nếu không đảm bảo cho bữa ăn dặm đầy đủ cho bé thì rất có thế sẽ làm cho trẻ trở nên còi cọc, chậm phát triển.

Hơn nữa, trong giai đoạn này lượng sắt dự trữ trong cơ thể của trẻ không còn, vì vậy trẻ sẽ bị thiếu chất sắt nếu chỉ bú sữa mẹ, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ hay thậm trí có thể làm cho các bé bị thiếu máu dẫn đến nguy cơ mắc phải bệnh suy tim ở trẻ nhỏ. Do đó, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho bé bằng sữa mẹ, cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng hơn trong quá trình ăn dặm.

trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì_6

Ngoài ra, đối với các bé không hoàn toàn bú mẹ (có sử dụng các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ) thì các mẹ có thể cho bé ăn dặm sớm từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Cho bé ăn dặm sớm có thể giúp giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ, hơn nữa còn giúp cho các bé có thể làm quen dần với các thức ăn khác ngoài sữa sớm, các bé sẽ dễ dàng chấp nhận hơn đồng thời có thêm nhiều dưỡng chất để hỗ trợ cho quá trình phát triển.

trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì_5

Tuy nhiên các mẹ không nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm , đặc biết là ở thời gian trước 4 tháng tuổi, do trong thời gian này cơ thể của bé chưa có đủ men amylase để tiêu hoá chất bột. Vì vậy, nếu cho trẻ ăn dặm sớm trước 4 tháng tuổi sẽ khiển cho bé chán sữa mẹ, bú ít dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ cho bé các dưỡng chất quan trọng. Điều này làm giảm đi sức đề kháng của bé, tăng nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Thậm chí còn có thể khiến cho bé bị dị ứng với thực phẩm do hệ tiêu hoá ở bé vẫn chưa được hoàn thiện dẫn đến các triệu chứng khác như tiêu chảy, rối loạn vi hệ tiêu hoá.

Và ngược lại nếu cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi sẽ khiến cho trẻ bị đứng cân và tăng trưởng chậm do chỉ sữa mẹ không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triến ở giai đoạn này.

Vậy cha mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào ?

Hiện nay, nhiều cha mẹ vẫn chưa biết nên bắt đầu cho bé ăn dặm như thể nào là đúng cách, hợp lý, hiệu quả, thậm chí nhiều người vẫn còn suy nghĩ sai lầm về việc ăn dặm như ăn các bữa bình thường và ép các bé ăn trong giai đoạn này. Theo kinh nghiệm được tích tụ từ việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), cha mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc sau khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì:

Sử dụng các thực phẩm ăn dặm gần giống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Khi cho bé bắt đầu tập ăn dặm, cha mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức, điều này giúp cho bé có thể làm quen dần với các loại “thực phẩm mới lạ”. Cha mẹ khi cho bé bắt đầu ăn dặm nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn”, thông thường nên bắt đầu bằng bột ngọt cho bé ăn dặm vì mùi vị của bột gần giống với sữa mẹ, sau đó sẽ thay thế dần thành bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn để đảm bảo cho sự phát triển của bé.

trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì_3

Nguyên tắc “ít – nhiều”

Nguyên tắc này giúp cho cha mẹ có thể luyện tập cho hệ tiêu hoá của trẻ để thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Đầu tiên, cho trẻ ăn một lượng ít rồi tăng dần lên, cụ thể tháng đầu tiên nên cho trẻ ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi sau đó tăng lên thành 1/3 bát, rồi nửa bát,… Điều này sẽ đảm bảo cho sự tiêu hoà và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, năng lượng cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé.

Nguyên tắc “loãng – đặc”

Cha mẹ cần ghi nhớ nguyên tắc này để cho quá trình ăn dặm của bé luôn được suôn sẻ, đây là nguyên tắc giúp cho trẻ không phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hỗ trợ cho hệ tiêu hoá của trẻ có thể tiêu hoá được các thức ăn phức tạp hơn. Cụ thể hơn khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên chế biến thức ăn thành dạng loãng trước để bé có thể làm quen với mùi vị và ở các bữa sau đó sẽ chế biến đặc dần.

trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì_1

Nguyên tắc “tô màu bát bột”

Đối với nguyên tắc này, cha mẹ cần phải đảm bảo cho bột ăn dặm của bé luôn bao gồm đầy đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng, giúp cung cấp và cân bằng hệ dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này.

Không nên ép trẻ ăn

Khi trẻ không muốn ăn hoặc có những hành vi phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên tạm ngưng viện ăn dặm trong một thời gian từ 5 đến 7 ngày, sau đó tiếp tục lại để cho trẻ không bị căng thẳng, làm cho bé thoải mái hơn về việc ăn dặm trong giai đoạn mới bắt đầu.

trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì_2

Vậy khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì ?

Để cho quá trình ăn dặm của bé đạt hiệu quả cao, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần phải tiếp tục bú sữa mẹ hằng ngày ít nhất 3 – 4 lần/ ngày và ăn dặm 2 bữa/ ngày rồi tăng dần lên 3 – 4 bữa/ ngày khi bé gần 1 tuổi. Cha mẹ nên lưu ý khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì đúng cách và phải đảm bảo cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng sau:

Nhóm chất bột đường

Đây là nhóm thực phẩm cung cấp cho trẻ ăn dặm năng lượng hàng ngày. Cha mẹ có thể xay, nghiền cháo, khoai để cho bé có thể làm quen dần với nhóm thực phẩm này hoặc nấu bột yến mạch tạo nên sự phong phú cho bữa ăn dặm của trẻ. Các mẹ nên sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới để nấu bột cho trẻ, tránh trộn lẫn với gạo nệp (gây đặc) và tránh kết hợp với ý dĩ, đậu xạnh, hạt sen dễ gây cảm giác khó ăn cho trẻ. Nên lưu ý, đối với trẻ từ 1 tuổi, cha mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm hơn để làm cho trẻ không trở nên biếng ăn, cụ thể như những món: súp ngô sườn non, bún, phở, miến,…

Nhóm chất bột đường

Nhóm chất đạm

Chất đạm đóng vai trò tất yếu trong sự phát triển của trẻ, giúp cung cấp các axit amin cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng và khả năng tái tạo tế bào trong cơ thể.

Nhóm chất đạm

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên dùng các loại thức phậm giàu đạm dễ tiêu hoá như thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giúp cho bé làm quen dần, sau đó cho trẻ ăn thịt bò ,cá, tôm (khi sang 7 tháng tuổi) và khi trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng ( gồm cả lòng đỏ và lòng trắng).

Cha mẹ nên lưu ý là không nên cho bé hấp thụ quá nhiều chất đạm vì chúng có thể dễ dàng gây hại đến hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên kết hợp cho bé hấp thụ cả đạm động vật (gồm thịt, cá,…) và đạm thực vật (các loại đậu, đỗ,…) giúp cho trẻ phát triển khoẻ mạnh hơn.

Nhóm rau, củ, trái cây

Cung cấp vitamin và các khoáng chất thiết yếu, cùng với chất xơ sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hoá cho trẻ cùng với việc tăng sức đề kháng. Cha mẹ có thể tập cho trẻ bắt đầu ăn hoa quả như chuối nghiền, xoài xay, táo xay, uống nước cam,…

Nhóm rau củ và trái cây

Những thực phẩm rau, củ và trái cây sẽ giúp bổ sung rất nhiều vitamin, các chất chống oxy hoá và các khoáng chất hỗ trợ cho hệ miễn dịch của trẻ phát triển, phòng ngừa các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên, cha mẹ nên chế biến rau, củ và trái cây đúng cách như rửa sạch rau, củ, quả trước khi chế biến, không nên để dự trữ rau củ quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm, điều này thậm chí sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và quá trình phát triển của trẻ.

Nhóm chất béo

Ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất béo còn là thành phần của các màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các chất vitamin A, D, E, K… hoà tan và hấp thụ vào trong cơ thể.

Nhóm chất béo

Khi trẻ ăn dặm cần cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ gà,..) với tỷ lệ tốt nhất 1:1 nên xen kẽ vào mỗi bữa ăn dặm của trẻ. Cha mẹ nên sử dụng đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, vừng,…), đặc biệt với dầu gấc cha mẹ nên hạn chế sử dụng, không nên ăn hằng ngày mà chỉ nên ăn 1 – 2 lần/ tuần để tránh cho bé bị vàng da do thừa vitamin A.

Chú ý khi chế biến món ăn dặm

Khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ, cha mẹ nên cho thêm một chút dầu ăn/ mỡ, điều này hỗ trợ cho việc tiêu hoá của bé trẻ nên dễ dàng hơn do dầu ăn làm hoà tan các vitamin và các khoáng chất khác. Và đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cho trẻ hấp thụ canxi và vitamin D.

Chế biến đồ ăn dặm cho bé

Khi bé chưa tròn 1 tuổi, cha mẹ không nên nêm gia vị hoặc nước mắm vào món ăn dặm của bé để làm cho món ăn thêm đậm đà và kích thích. Điều này thật sự là không nên vì khi ăn muối ở trong thời gian này khiến cho thận của trẻ làm việc quá sức, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.

Không nên sử dụng muối trong đô ăn dặm

Các nguyên liệu chế biến đồ ăn dặm của bé cần phải đảm bảo sạch và an toàn, không chứa các chất bảo quản, không có bất kỳ các ký sinh vật gây bệnh nào. Cha mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Nếu như trong thực đơn của trẻ có những món như tôm, cá thì cha mẹ cần phải đảm bảo bóc hết xương, vỏ (cá phải bóc xương, tôm phải cắt râu rồi xay hoặc băm nhuyễn) hoặc các miếng cứng có thể làm bị thương bé.

Làm sạch nguyên liệu chế biến đồ ăn dặm

Hy vọng qua bài viết này, Vnshop đã giải đáp được các câu hỏi được đặt ra là khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì ? Và cũng phần nào đem đến cho cha mẹ những thông tin hữu ích hỗ trợ cho việc ăn dặm của các bé. Xin cảm ơn cha mẹ đã dành thời gian đọc bài viết này và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…