Những kiến thức cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Khái niệm bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa hay còn gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa, eczema, là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng.

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở bé có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh. Thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi.

Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Cơ địa dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số yếu tố. Bệnh phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, nghĩa là khi sinh ra cơ thể đã có sẵn mầm bệnh, khi gặp các dị nguyên kích thích thì dị ứng sẽ bùng phát. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, lông chó, lông mèo, gián,… Có mối liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm khuẩn… gây ra chứng chàm sữa. Bé cũng có thể bị dị ứng do nguồn thức ăn của mẹ. Cụ thể, nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm trong khi cơ thể bé không thích ứng được sẽ dẫn đến nguồn sữa có vấn đề, gây ra dị ứng.

Triệu chứng bệnh chàm sữa

Chàm sữa thường gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Sau một thời gian các nốt mẩn đỏ sẽ trở thành mụn nước nhỏ li ti, nứt da, rịn nước. Cuối cùng sẽ đóng mày và tróc vảy, khi chạm vào sẽ có cảm giác thô ráp, mụn nhỏ li ti.

Triệu chứng bệnh chàm sữa

Khi bị chàm sữa, bé thường sẽ quấy khóc, ăn uống thất thường, ngủ không đủ giấc do khó chịu, đau rát. Nếu vệ sinh không tốt có thể dẫn tới trường hợp xấu như nhiễm trùng. Một số trường hợp đặc biệt, bé có thể gặp thêm các triệu trứng dị ứng của bệnh hen suyễn hay viêm mũi.

Tuy nhiên thông thường thì bệnh sẽ thuyên giảm dần (khi trẻ trên 1 tuổi) và có thể tự khỏi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

Một số cách chữa chàm sữa

Kem giữ ẩm trị chàm sữa

Hiện này có rất nhiều loại kem trị chàm sữa hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần của sản phẩm trước khi mua để chữa trị an toàn cho bé.

Kem dưỡng ẩm trị chàm sữa

Cha mẹ nên sử dụng cho bé ngay sau khi tắm. Kết hợp thoa thường xuyên một lớp mỏng lên da bé để giữ ẩm, những loại kem này sẽ làm dịu mẩn ngứa và nhanh chóng chữa lành những vết chàm sữa.

Các bậc phụ huynh cần tham khảo thêm các lời khuyên của bác sĩ để có cách chữa trị tốt nhất cho bé.

Sử dụng sữa rửa mặt

Ngoài cách sử dụng kem giữ ẩm, cha mẹ cũng có thể sử dụng sửa rửa mặt. Tuy nhiên, nếu bé bị chàm sữa chủ yếu ở mặt thì nên sử dụng sữa rửa mặt và tham khảo thêm lời khuyên của các y bác sĩ.

Lưu ý, khi tắm cho bé bị chàm sữa thì cha mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm. Hạn chế dùng các loại sữa tắm và dầu gội. Một số thành phần trong sữa tắm và dầu gội có thể làm các mụn nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

Thường xuyên vệ sinh cho bé bằng khăn ướt

Cha mẹ nên thường xuyên lau người, lau mặt bằng khăn ướt. Tuy nhiên, nên lau bằng nước ấm và khăn sử dụng cho bé phải là khăn sạch. Điều này có thể giảm khả năng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Thay tã hoặc quần áo thường xuyên cho bé

Sau khi ăn uống hoặc vui chơi, bé thường bị rây bẩn do sữa, thức ăn dính lên mặt, lên người. Mẹ nên thường xuyên thay quần áo hoặc khăn sau khi ăn và vui chơi để ngăn ngừa chàm sữa cho con. Cha mẹ nên sử dụng quần áo 100% cotton để thấm mồ hôi. Không mặc đồ chật, các loại vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da bé.

Tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Related Posts

Mẹ bầu có ăn được Kiwi không?

Lợi ích của Kiwi với bà bầu Kiwi là một nguồn Folate tự nhiên tuyệt vời Nếu các mẹ đang trong thời gian thai kì hoặc đang…

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ mát lạnh giải nhiệt

Cách làm sữa chua đậu đỏ dùng để giải nhiệt mùa hè không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm tại nhà sao cho…

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Sữa chua bị nhớt là điều không ai muốn gặp phải khi làm sữa chua. Mỗi cách có những lưu ý mà không phải ai cũng biết…

lợi ích của đậu hà lan cho bà bầu

Bà bầu ăn được đậu Hà Lan không?

Trên lý thuyết, Đậu Hà Lan là một trong những “siêu thực phẩm” khi có thể cung cấp đủ cả đạm lẫn chất xơ cũng như những…

sinh-mo-co-duoc-an-banh-mi

Sinh mổ có được ăn bánh mì không

Bánh mì là món ăn nhanh khoái khẩu của rất nhiều người. Một phần cũng là do ăn bánh mì tiết kiệm thời gian hơn và hiện…

sinh-mo-co-duoc-an-do-xanh

Sinh mổ có được ăn đỗ xanh không

Đỗ xanh (hay còn gọi là đậu xanh) là một trong những loại ngũ cốc rất bổ dưỡng. Bên cạnh đó, từ đỗ xanh chúng ta có…