Pizza, Pasta, Steak, Lasagna… Tất cả những món ăn trên thế giới dù ngon biết bao nhiêu cũng không thể nào phù hợp, đem lại cái không khí bồi hồi, đầy tình cảm và hoài niệm hơn những món ăn truyền thống cho những ngày Tết, đặc biệt đối với những cư dân Việt Nam xa xứ. Hãy cùng tìm hiểu công thức chế biến những món ăn ngày Tết miền Bắc để cùng duy trì bản sắc ẩm thực Việt Nam.
Bánh chưng – Món ăn ngày Tết miền Bắc
Khi đất nước còn đói nghèo, mỗi khi dịp Tết đến Xuân về, người ta lại hối hả, mong chờ được quây quần bên nồi bánh chưng cùng với gia đình. Những chiếc bánh chưng vuông vuông có nguồn gốc từ thời xa xưa, từ thời Văn Lang, thể hiện đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, sự giao hoan của đất trời trong dịp năm mới đã theo cùng với người dân Miền Bắc suốt chiều dài lịch sử.
Bánh chưng trở thành biểu tượng về một cái Tết đoàn viên quây quần cùng gia đình, cho dù cuộc sống có lạnh lẽo và thiếu thốn tới đâu cùng chỉ cần một ngày này, con người ta lại có thêm sức mạnh để lại bắt đầu một năm mới.
Giờ đây khi cuộc sống đã ấm no đầy đủ hơn, sự hấp dẫn trong việc về nhà để được ăn ngon dần trôi vào dĩ vãng, những giá trị tinh thần về việc quây quần ngồi chờ nồi bánh cùng người thân vẫn còn đó.
Hãy tìm hiểu công thức và cách chế biến bánh chưng – món ăn ngày Tết Miền Bắc đặc chưng.
Chuẩn bị nguyên liệu
Lá dong xanh: Nên chọn lá dong cỡ vừa, lá bóng, xanh đậm và có cuống nhỏ. Khi chọn được lá dong ưng ý, đem rửa sạch sẽ, phơi chỗ thoáng khí cho tới khi ráo nước và lau khô lại một lần nữa trước khi gói bánh.
Gạo nếp: Nếp dùng để làm bánh chưng phải là loại nếp mùa hoặc nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều nhau. Gạo ngâm qua đêm hoặc tối thiểu 4 tiếng trong nước lạnh sau đó vo qua, để ráo nước và xóc muối trắng lượng vừa phải cho thêm vị đậm đà.
Đậu xanh: Bạn có thể mua đậu xanh đã tách vỏ hoặc chưa tách vỏ. Nếu mua đậu xanh đã tách vỏ thì bạn chỉ cần ngâm, còn với loại đậu chưa tách vỏ thì sau khi ngâm xong, bạn cần đãi sạch vỏ, sau đó cho vào nồi hấp chín. Khi đậu chín, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều với một chút hạt tiêu. Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau..
Dù phải tách vỏ và mất thời gian, nhưng một trong những bí quyết để gói bánh chưng ngon là bạn nên dùng đỗ xanh còn nguyên vỏ để có độ thơm, ngon và vệ sinh. Mầu vàng óng của hạt đỗ tượng trưng cho một năm mới tràn trề tài lộc, thịnh vượng.
Lạt mềm buộc: Chiều dài phù hợp khi chọn những đốt giang là từ 70-90cm, cạo vỏ ngoài, sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc.
Lạt buộc chuẩn có đủ cả 2 yếu tố dẻo mà dai để bánh chưng giữ chắc khuôn nhưng có đủ chỗ khi gạo nở trong nồi.
Nhân thịt: Là 2 thành phần tạo nên hương vị đi vào lòng người đặc trưng của bánh chưng Việt Nam, việc lựa chọn nhân phải khắt khe hơn một chút.
Thịt lợn làm nhân phải là thịt lợn ba chỉ sạch, bởi phần thịt này có cả nạc và mỡ, đảm bảo hương vị đầy đặn mà bùi ngùi của bánh. Thịt thái với kích cỡ đều nhau, ướp muối và hạt tiêu vừa phải để nhân bánh vừa đủ dậy mùi và thêm phần cay cay.
Xem thêm: Top 3 công thức tự chế biến món ăn ngày tết đơn giản
Cách gói bánh
Với công cụ khuôn làm bánh, chúng ta có thể làm nên mẻ bánh chưng thống nhất và đẹp mắt hơn.
Gấp lá: Gắp đôi lá lại, mặt bóng úp vào trong. Gấp miếng lá vào trong thành hình tam giác rồi dùng tay vuốt tạo nếp.
Xếp lá thành hình khuôn: Đặt lá ngoài vào vào 2 góc đối diện của khuôn bánh. Hạ miếng lá nhỏ dưới đáy lá gấp vào trong xuống để chúng có thể đan xen và cố định vào nhau.
Sau đó đặt chồng lên 2 miếng lá trong vào 2 góc đối diện khác của khuôn. Nếu phần tiếp giáp 2 lá ngoài còn hở, bạn nên thêm một chiếc lá khác đã cắt sao cho vừa đáy khuôn để làm kín lại.
Tạo nhân bánh: Tạo đáy bánh với một bát gạo nếp, dàn đều ra khắp khuôn và dùng tay làm phẳng. Dàn đều lên với một bát đậu xanh và tiếp tục dàn đều. Cho 2 miếng thịt sao cho đủ 4/5 diện tích khuôn bánh. Thêm một lớp đậu xanh và gạo nếp giống như lần đầu rồi gói các lá lại kín đều.
Buộc bánh: Dùng bàn tay trái lật úp 1 bên lá xuống mặt nếp, tương tự với bàn tay phải. Dùng bàn tay ấn cho nếp dẹt đều ra 4 góc bánh. Vuốt cho thẳng và tạo viền tam giác ở 2 đầu đối diện. Gấp 2 đầu tam giác vào sát đối đỉnh nhau là được.
Buộc ba chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh vừa đủ chặt cho lá không bung ra mà vẫn đủ không gian để hạt gạo nở, ba lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
Luộc bánh
Luộc bánh chưng là công đoạn chiếm nhiều thời gian cũng như tâm trí để để ý tới nồi bánh nhất.
Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn nhớ xếp vào dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá dong để bánh chưng không bị cháy ở dưới đáy nồi và làm nước luộc xanh hơn.
Nồi nước luộc bánh chưng phải luôn luôn đầy nước và nhiệt độ phải đảm bảo để nước luôn sôi. Bạn cũng nên chuẩn bị một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì thêm nước kịp thời. Đừng châm thêm nước lạnh cho nồi bánh chưng vì như vậy sẽ làm bánh nửa chín nửa sống.
Đủ 12 giờ đun bếp củi thì bánh chín, đảm bảo sẽ không bị “lại gạo”, bị sượng sau này.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể luộc bánh chưng bằng nồi áp suất. Phương thức áp dụng “công nghệ hiện đại” này chỉ mất khoảng 2 giờ cho đến khi mẻ bánh hoàn thành. Do vậy đối với những hộ gia đình ở thành phố mà vẫn muốn cảm nhận những kỉ niệm chờ bánh chưng ngày Tết mà không cần phải kiếm củi hay tốn tiền ga, tiền điện có thể thực hiện theo phương thức này.
Dưa hành
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Câu ca dao đúc kết nên không khí ẩm thực miền Bắc trong những ngày Tết. Đã nhắc tới thịt mỡ, bánh chưng không thể không kể đến dưa hành – món ăn ngày Tết Miền Bắc.
Dưa hành là món ăn chế biến khá đơn giản từ việc chế biến cho tới lên men. Món ăn tưởng chừng dân dã nhưng lại có hương vị vô cùng đặc biệt với vị chua, cay dịu nhẹ sẽ giúp người thưởng thức đỡ ngán khi ăn các món thịt kho, thịt đông hay bánh chưng và dịp tết. Hãy cùng tìm hiểu công thức chế biến dưa hành ngày Tết!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500g củ hành trắng
- 200ml giấm ăn
- 1l nước sôi để nguội
- 50g đường
- Nước vo gạo
Cách muối dưa
Bước 1: Ngâm hành củ với nước gạo để làm sạch và giúp cho hành giòn hơn.
Bước 2: Hòa muối với khoảng 2 lít nước sạch sau đó bạn cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rá để ráo nước.
Bước 3: Tạo nước ngâm với muối, đường và giấm. Các bạn cũng có thể dùng nước mắm thay cho muối để giúp bảo quản dưa hành được lâu hơn. Nên chọn mua giấm gạo để sản phẩm cuối cùng không có vị gắt.
Công thức chế nước muối dưa hành bao gồm: hòa tan 1 bát nước mắm với 2/3 bát đường, 1 bát giấm cùng 2 bát nước. Đun sôi rồi để thật nguội trước khi dùng để muối dưa.
Bước 4: Lau thật khô hũ đựng hành muối sau khi rửa sạch. Tránh để hũ còn ẩm, dễ dấn đến úng hành khi muối.
Bước 5: Chèn các củ hành xen kẽ tương đối chặt và đổ nước muối dưa đã để nguội sao cho ngập hoàn toàn các củ ở trên cùng tổi thiểu 3-4cm, nếu không khi cạn nước hành sẽ bị thâm đen rất xấu. Hành muối theo cách này chỉ sau khoảng 1 tuần là chín, bạn có thể lấy ra thưởng thức rồi nhé!
Xem thêm nhiều món ăn khác nữa Tại Đây
Thịt đông
Thịt đông – món ăn ngày Tết Miền Bắc. Chỉ cần nghe đến cái tên thôi cũng ta cũng mường tượng ra được đất trời giá lạnh của miền Bắc. Nó được biết đến được cả sự tinh tế trong ẩm thực mà ông cha ta đã đặt nền móng nến. Một món ăn lạnh, khéo léo hấp thu sinh khí của đất trời để nuôi dưỡng nhựa sống, sinh thực khí của con người.
Cái thứ món ăn sao lại hấp dẫn đến thế. Miếng thịt mềm nhừ nằm trong lớp thạch lành lạnh ngòn ngọt, cùng với hương thơm hấp dẫn của nấm hương, hơi nồng cay của hạt tiêu. Đối với những ngày Tết với bánh chưng, thịt gà, thịt mỡ nóng hổi thì thịt đông tinh tế và phong vị sẽ là sự tái cân bằng tuyệt vời dành cho chúng ta.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1kg thịt chân giò hoặc thịt gà.
- 100gr bì lợn.
- 20gr nấm hương.
- 30gr mộc nhĩ.
- 2 củ hành khô.
- 1 củ cà rốt.
- Hạt tiêu xay
Cách nấu thịt đông cho ngày Tết
Bước 1: Rửa thịt chân giò và bì lợn trước. Đặc biệt bì lợn chú ý cạo cho hết phần bọt trắng phần da ngoài rồi rửa dưới nước lạnh.
Nấm hương khô là nấm đã được sấy khô rồi nên trước khi chế biến bạn cần ngâm nước cho nấm nở. Ngâm nấm ngập trong nước trong 8 giờ hoặc để qua đêm. Cắt bỏ chân nấm. Phần chân nấm rất cứng nếu để lại khi nấu ăn sẽ không ngon. Nên bạn cần loại bỏ những phần cứng hoặc toàn bộ chân nấm.
Trong khi đó mộc nhĩ nên chỉ ngâm tối đa 15-20 phút trong nước lạnh, không nên ngâm lâu hơn, nếu không chất đạm trong nguyên liệu dễ bị phân hủy.
Bước 2: Thái sợi nấm hương và mộc nhĩ, tuy nhiên không nên thái nhỏ quá vì khi nấu sẽ vì khi nấu mộc nhĩ sẽ nhũn và không còn độ giòn.
Bước 3: Ướp mắm muối, hạt tiêu thịt chân giò và bì lợn, đảo đều và để cho ngấm hương vị tối thiểu 30 phút.
Bước 4: Hành bóc vỏ và đập dập rồi cho bếp lên phi thơm với dầu ăn. Cho thịt và bì vào xào cho thịt săn lại. Thêm nấm hương, mộc nhĩ vào xào cùng. Tiếp tục thêm nước lọc vào ngập mặt thịt, đậy vung và đun cho sôi. Vừa đun vừa vớt bỏ bọt để làm món thịt đông được trong. Giảm lửa cho sôi liu riu khoảng 30 phút cho thịt mềm rồi tắt bếp.
Bước 5: Trang trí khuôn đựng tùy ý rồi chuyển thịt hầm vừa nấu sang. Để thịt đông nguội rồi cất tủ lạnh khoảng 2 tiếng cho thịt đông lại. Hoặc bạn cũng có thể để thịt ở bên ngoài để thịt đông tự nhiên trong vòng 6-8 tiếng.
Đến khi thịt đông hoàn toàn và để lại lớp thạch có độ nảy khi chạm đũa vào là có thể ăn được. Bảo quản thịt trong ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong nhiều bữa được.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tận dụng những bữa thịt gà còn thừa nhiều và nấu thêm một nồi thịt gà đông nữa. Đây là một cách tái chế biến đồ ăn ngày Tết thật hấp dẫn phải không nào?
https://tintuc.vnshop.vn/mon-an-truyen-thong-ngay-tet/